Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-khon. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu

Bạn thân mến, nhổ răng khôn bị chảy máu là một việc hết sức bình thường. Thời gian chảy máu sau nhổ răng khôn thường kéo dài từ 30 -60 phút. Tuy nhiên, nếu vết thương nhổ răng bị chảy máu kéo dài quá hơn 1 ngày thì bạn nên đến trực tiếp trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám.


Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn bị chảy máu kéo dài:

Ở gần chiếc răng khôn bị nhổ, mạch máu ở các niêm mạc bị tổn thương sẽ khiến tình trạng chảy máu bị nhiều hơn.

Xem thêm
http://benhviennhakhoa.weebly.com/ham-ho-mom/sao-viet-phau-thuat-tham-my-dep-rang-ngoi

Nếu phía dưới răng khôn bị nhổ bị đang bị viêm, thì khi nhổ răng xong các mạch máu bị dãn ra, khiến chảy máu chân răng ồ ạt.

Đôi khi máu chảy kéo dài là do vận động mạnh hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh u máu xương hàm.

Những trường hợp mắc các bệnh liên quan đến máu như giảm tiểu cầu, hemophilia… cũng khiến răng bị chảy máu lâu.

Bệnh nhân đang bị thiếu vitamin C hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng làm cho máu chảy nhiều sau khi nhổ răng khôn.



Với những thông tin trên hi vọng bạn có thể nắm được nhổ răng khôn bao lâu thì hết chảy máu và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm hướng dẫn cách cầm máu khi nhổ răng nhanh nhất
2/ Nhổ răng khôn bao lâu thì ăn uống bình thường?

Việc bạn nhổ răng khôn bao lâu thì ăn uống bình thường được còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, thông thường khoảng 2 tuần thì vết lõm nhổ răng đã được lấp cạn, khoảng 1 tháng sau thì được lấp đầy hoàn toàn.

Trong trường hợp bạn thấy chỗ trống vẫn bị lõm y nguyên như lúc mới nhổ răng thì nên đến trực tiếp địa chỉ nha khoa để thăm khám lại

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn, một bên má của bạn sẽ bị sưng và đau, bạn hãy dùng túi đá để chườm ở bên ngoài, ương đương với vị trí răng nhổ. Những ngày sau bạn nên đắp khăn ấm để máu tụ tan và giảm sưng.


Trong 24 h đầu tiên sau khi nhổ răng bạn không nên làm việc quá sức, nên nghỉ ngơi để không gây ra những biến chứng nào. Nếu bạn thấy xuất hiện trường hợp chảy máu nhiều, sưng lớn, sốt cao… thì hãy liên hệ tới trung tâm nha khoa hoặc trực tiếp đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và kiểm tra lại.

Ai cũng phải mọc răng khôn

Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, mọc trong khoảng độ tuổi từ 17 – 25. Tuy nhiên, răng khôn thường hay mọc kẹt, mọc ngầm gây ra nhiều “rắc rối” cho răng miệng như đau nhức, sâu răng số 7, thậm chí là gây viêm nướu, ảnh hưởng đến xương hàm….


Giải pháp nhanh chóng cho những trường hợp này là bạn phải đến nha khoa để nhổ bỏ răng khôn, như vậy mới có thể ngăn chặn những biến chứng kể trên. http://phauthuathamhomom.com/chua-rang-vau-het-bao-nhieu-tien/



Ai cũng phải mọc răng khôn, tuy nhiên tại sao răng khôn lại hay mọc kẹt, mọc ngầm? Và những điều bạn cần lưu ý khi nhổ răng khôn là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Vì sao răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm?

Đến tuổi trưởng thành thì ai cũng phải mọc răng khôn, đây là thời gian xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, trở nên cứng đặc hơn. Sự tăng trưởng và phát triển của hàm dưới trong giai đoạn mọc răng khôn theo hướng xuống dưới và ra trước. Những yếu tố này góp phần làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng khôn.

Răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm do thiếu diện tích trên khuôn hàm dẫn đến đau nhức, sâu răng và nhiều “rắc rối” khác cho răng miệng.

Lưu ý những trường hợp không thể nhổ răng khôn

+ Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân dùng chỉ tơ nha khoa và bàn chải để làm sạch một cách hiệu quả. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-co-nguy-hiem-khong/

+ Bệnh nhân có một số bệnh lý toàn thân không kiểm soát tốt như tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu…

+ Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số các cấu trúc giải phẫu quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh… mà không thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt để thực hiện.


Bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước khi nhổ răng khôn. Trình bày các bệnh lý cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.

+ Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Nên lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.

+ Nên nhổ răng khôn vào buổi sáng với tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.

Các triệu chứng sau khi nhổ răng khôn và cách khắc phục

Sau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để nhanh lành.

4 triệu chứng bệnh nhân hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và chảy máu.

Sưng: Là phản ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người. Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng sau đó giảm dần. Để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng sưng bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.

Đau nhức: Xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân. Tình trạng đau nhức xảy ra trong khoảng 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần. Để giảm đau, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, thực hiện các biện pháp làm giảm sưng cũng làm giảm đau.

Sốt: Ngày đầu sau nhổ răng, bệnh nhân sẽ có sốt. Tuy nhiên, đây chỉ là đáp ứng của cơ thể chứ không phải là nhiễm trùng. Sốt thông thường sẽ không kéo dài quá ngày thứ hai. Bệnh nhân nên uống thuốc theo toa để giảm sốt. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-gia-bao-nhieu-tien/




Chảy máu: Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu, nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi máu ngừng hẳn. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng. Bạn cần lưu ý không nên súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng.

Nguyên nhân, biểu hiện của viêm lợi trùm răng khôn

Tình trạng này có thể kéo dài trong một vài ngày và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt. Trong suốt quá trình mọc răng khôn, hiện tượng này sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại cho đến khi răng khôn hoàn toàn nhú ra khỏi lợi và ổn định, không mọc thêm nữa.


Viêm lợi trùm răng khôn là một trong những triệu chứng của việc mọc răng khôn. Lúc này, răng khôn đang bắt đầu mọc lên và chui ra khỏi lợi, khiến vùng lợi chỗ này bị kích thích, dẫn đến sưng viêm. Biểu hiện có thể dễ nhận thấy là lợi bị sưng đỏ, đau nhức, có cảm giác hơi cứng cứng. http://phauthuathamhomom.com/rang-ho-lam-sao-het/



Viêm lợi trùm răng khôn có thể được giảm bớt bằng một số biện pháp đơn giản ngay tại nhà như sau:

– Vệ sinh răng miệng hàng ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ, súc miệng nước muối để giảm sưng viêm.

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, chua, cay, nóng và nên nhai ở bên hàm không bị viêm lợi trùm răng khôn.

– Sử dụng tăm bông ấn nhẹ vào phần lợi bị viêm để tiết dịch viêm ra rồi dùng tăm bông khác thấm dịch. Thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy cho đến khi tình trạng viêm lợi trùm răng số 8 có dấu hiệu giảm đi. http://phauthuathamhomom.com/ham-rang-tren-bi-ho/

Những mẹo nhỏ trên đây chỉ là cách chữa tạm thời và nó có thể tái phát trở lại nhiều lần. Để chữa viêm lợi trùm răng khôn triệt để, không tái phát thì tốt nhất là bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó có hướng điều trị cụ thể.

Răng khôn có thể mọc theo nhiều dạng tư thế khác nhau nhưng thông thường, người ta có thể chia ra làm hai tư thế chính là răng khôn mọc thẳng và răng khôn mọc lệch. Và với mỗi trường hợp khác nhau, nha sỹ có thể chỉ định những cách xử lý cụ thể.

Viêm lợi trùm răng số 8 mọc thẳng: Đối với răng khôn (răng số 8) mọc thẳng thì cách xử lý khá đơn giản. Thông thường, nha sỹ sẽ áp dụng phương pháp cắt lợi trùm, tạo điều kiện cho răng khôn dễ dàng nhú lên. Cách thức thực hiện có thể là cắt bằng Laser hoặc cắt bằng kỹ thuật truyền thống với bộ dao kéo y tế chuyên dụng.

Viêm lợi trùm răng khôn mọc lệch: Nếu là răng khôn mọc lệch thì cách tốt nhất là nhổ bỏ hoàn toàn vì dù sao, chiếc răng này cũng không đóng vai trò gì rõ ràng về vấn đề thẩm mỹ hay ăn nhai mà lại còn đem lại nhiều phiền phức. Cho dù là điều trị bằng cách cắt lợi trùm hay nhổ răng khôn thì bạn cũng nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, chụp X – quang răng để từ đó, đưa ra quyết định chính xác. http://phauthuathamhomom.com/lam-sao-chua-rang-ho-hieu-qua-nhat/

Ngoài ra, các thao tác cắt lợi trùm tuy không phải là kỹ thuật khó nhưng cũng đòi hỏi nha sỹ phải có tay nghề cao vì rất dễ cắt vào dây thần kinh lưỡi, gây ra chứng tê hoặc liệt hẳn một bên lưỡi. Nhổ răng khôn thì càng đòi hỏi trình độ chuyên môn của bác sỹ vì đây là một tiểu phẫu phức tạp, có thể xảy ra nhiều biến chứng nếu có sai sót.

Được tạo bởi Blogger.