Hiển thị các bài đăng có nhãn nhổ răng sâu. Hiển thị tất cả bài đăng

Có nên nhổ răng sâu hay không?


Răng sâu bị vỡ được xem là trường hợp bệnh lý răng miệng khá nặng. Trường hợp này ta nên nhổ hay hàn trám răng? Câu trả lời sẽ nằm ở bài viết sau đây, bạn hãy chú ý theo dõi nhé.

răng sâu bị vỡ
răng sâu bị vỡ nên nhổ không?


Có nên nhổ răng hàm bị sâu không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng sâu thực tế của bạn. Không phải trường hợp răng sâu nào cũng cần thiết phải nhổ bỏ. Bảo tồn là nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh lý nha khoa. Răng sâu mà đặc biệt là răng hàm một khi bị nhổ răng hàm thì cần thiết phải trồng răng giả càng sớm càng tốt mà tốt nhất là cấy ghép răng implant. Việc trồng răng giả sẽ khá tốn kém mà chức năng ăn nhai, cảm biến thức ăn cũng không thể so sánh được với răng thật.

Trên thực tế, nhổ răng sẽ được nha sỹ chỉ định nhổ bỏ trong hai trường hợp: răng sâu bị viêm nhiễm quá nặng, gây viêm tủy cấp, chân răng bị lung lay và phần thân răng bị vỡ mẻ gần hết không thể bọc sứ bảo tồn và trường hợp thứ 2 là răng bị chấn thương vỡ sát chân răng, mọi biện pháp bảo tồn răng đều không thực hiện được.

Có nên nhổ răng hàm bị sâu không?

Hiện tại, theo những triệu chứng của bạn chúng tôi chưa thể đưa ra một nhận định cụ thể có nên nhổ răng hàm bị sâu hay không. Rất có thể tình trạng răng sâu của bạn đã khá nặng, dẫn tới viêm tủy, tạo nên những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Trường hợp này cần được thăm khám kỹ lưỡng.

Nếu như răng của bạn đã bị viêm tủy thì điều trị nội nha lấy tủy cần được thực hiện càng sớm càng tốt để bảo tồn răng tối đa. Thao tác lấy tủy có thể được thực hiện sau một lần hẹn với nha sỹ và tiếp theo đó phần răng bị vỡ mẻ cần được bảo tồn bằng cách bọc răng sứ. Phương pháp này sẽ giúp giữ được cấu trúc thực của răng khỏi tác động bên ngoài bởi một khi răng đã lấy tủy thì độ bền chắc không cao, dễ bị giòn vỡ. Bọc sứ vừa phục hình thẩm mỹ cho răng vừa đảm bảo ăn nhai hoàn toàn bình thường cho bạn.

>>Tin liên quan: Răng khôn bị sâu nên nhổ hay không xem tại http://nhorangkhon.net/nho-rang-khon-bi-sau/

Khi nào nên nhổ răng sâu là tốt nhất?

Trường hợp răng của bạn không thể bảo tồn được, tình trạng viêm nhiễm đã gây áp xe xương ổ răng thì cần thiết phải nhổ răng sâu để loại trừ nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế bên. Hiện nay, với công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome sẽ đảm bảo an toàn cho bạn mà không có biến chứng nào xảy ra.

Công nghệ nhổ răng hàm bị sâu an toàn, không đau mới nhất hiện nay

Nhổ răng hàm bị sâu bằng máy siêu âm không đau

Sở dĩ công nghệ mới mang lại độ an toàn cao là bởi kỹ thuật nhổ không xâm lấn đến chân răng hay tách nướu quá nhiều. Mũi siêu âm sẽ giúp làm đứt hệ thống dây chằng nha chu xung quanh răng, do đó nha sỹ có thể lấy răng ra từng phần khá dễ dàng mà không tác động đến dây thần kinh.

Tốt nhất, bạn nên đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, thậm chí cần chụp X-quang, bác sỹ sẽ đưa ra cho bạn một nhận định và giải pháp điều trị nhổ răng hàm bị sâu cụ thể nhất.

Tốt nhất bạn nên dành ra 1 chút thời gian quý báu đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn một cách chi tiết nhất.

Bắt sâu răng bằng lá tía tô có được không?

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô? Nghe có vẻ khá quen thuộc nhưng thực tế bạn đã thử bao giờ chưa hay chỉ nghe những tin đồn, những đoạn clip trên mạng? Đôi khi những điều tai nghe mắt thấy chưa chắc đã đúng đâu bạn nhé. Hãy cùng tham khảo ý kiến của các chuyên gia nha khoa để biết rõ hơn về hiệu quả của cách bắt sâu răng này.

1. Lá tía tô có công dụng gì?

Tía tô là một loại rau được nhiều người biết đến và thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình. Rau có mùi thơm và vị cay cay được trồng rộng rãi ở nhiều nơi.

cach bat sau rang bang la tia to hieu qua

 Lá tía tô có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ giải cảm rất tốt, hương vị của lá tía tô là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà. Vì thế nên tía tô được xếp vào nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi.

Bắt sâu răng bằng lá tía tô

Ngoài ra lá tía tô còn hỗ trợ đề phòng các bệnh dạ dày rất tốt nhờ vào hoạt chất tanin và glucosid. Đối với răng miệng, lá tía tô có tác dụng chữa hôi miệng. Nhưng thực tế, chưa có sách vở nào ghi chép về cách bắt sâu răng bằng lá tía tô chữa sâu răng. Vì vậy, bạn nên xem xét và tìm hiểu kỹ hơn trước khi áp dụng.

2. Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô có hiệu quả như bạn nghĩ?

Chỉ cần vài đồ nghề thô sơ thì cách bắt sâu răng bằng lá tía tô đã có thể tiến hành bởi các thầy lang, nắm lá tía tô rửa sạch vò nát rồi vắt vào một bát nước. Đợi cho nước lá tía tô lắng cặn thì thầy lang dùng xilanh hút một phần nước và nhỏ liên tục vào mắt của bệnh nhân cho đến khi mắt cay xè không còn nhìn rõ được nữa, nước lá tía tô chảy theo đường mắt xuống miệng.

 Sâu răng có chữa được không

Sau khoảng 10 phút, vài vật thể màu trắng từ trong mắt rơi ra mà các thầy lang gọi đó là con sâu răng. Theo như chia sẻ của thầy lang, những bệnh nhân sau khi được thực hiện cách bắt sâu răng bằng lá tía tô sẽ hết nhức răng sau vài ngày.

Nhưng thực tế không phải vậy, mầm mống sâu răng vẫn còn, bệnh tình thì hoàn toàn không thuyên giảm đi. Theo giải thích của các bác sĩ thuộc bệnh viện răng hàm mặt TW thì vật thể màu trắng chui từ trong mắt bệnh nhân không phải là con sâu răng. Tinh dầu lá tía tô nhỏ vào mắt làm kết mạc của mắt phản ứng, do chất tiết nhiều sợi fibrin nên mới tạo thành các sợi dài giống như con sâu.

Bạn hãy đứng trên góc độ khoa học để đánh giá nhé. Để chữa được sâu răng triệt để, chúng ta phải đáp ứng được các yêu cầu:

+ Thứ nhất: Thực hiện nạo sạch vết sâu răng để loại bỏ triệt để được các vi khuẩn gây bệnh.

+ Thứ hai: Ngăn chặn sự xâm lấn của các tác nhân bên ngoài.

+ Thứ ba: Phục hồi chức năng ăn nhai bình thường.

Dựa trên cơ sở khoa học, lá tía tô đều không thể đáp ứng cả 3 yêu cầu trên. Vì vậy cách bắt sâu răng bằng lá tía tô thực sự không phải là một cách chữa sâu răng mà nó còn có thể gây hại đến mắt của bạn.

3. Cách chữa sâu răng HIỆU QUẢ TRIỆT ĐỂ là gì?

Để chữa được bệnh sâu răng triệt để, cách duy nhất là bạn phải cần đến bàn tay của nha sĩ. Hãy đến khám chữa tại các trung tâm nha khoa để bạn có thể nhận được sự tư vấn điều trị tốt nhất từ các bác sĩ.

Cách bắt sâu răng bằng lá tía tô không có tác dụng, nhưng với sự phát triển của khoa học, hiện nay có 2 phương pháp chính để chữa sâu răng là hàn trám răng và bọc răng sứ. Nguyên tắc điều trị sâu răng là bạn nên chữa trị càng sớm càng tốt để bảo tồn được chiếc răng của mình. Chỉ khi răng đã bị vỡ mẻ quá mức, gây viêm tủy, có dấu hiệu lan xuống xương ổ răng thì mới nên nhổ bỏ.


Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu răng của bạn để ngăn chặn sự phát triển của ổ vi khuẩn. Sau đó hàn trám lại để bảo vệ mô răng thật còn lại, phục hồi hình thể của răng và ngăn ngừa các tác nhân xấu xâm lấn từ bên ngoài.

Theo tác nạo sạch vết sâu răng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn mầm mống gây bệnh, thao tác trám bít vào chỗ răng sâu có tác dụng phục hồi tính thẩm mỹ cho răng, phục hồi chức năng ăn nhai và đặc biệt là ngăn ngừa vi khuẩn từ bên ngoài gây hại cho răng.

Hàn trám răng là một thao tác đơn giản, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Áp dụng khi sâu răng ở mức độ nhẹ. Còn khi sâu răng đã có dấu hiệu lan rộng, ăn vào trong tủy thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn bọc răng sứ. Đây là phương pháp phục hồi răng thẩm mỹ rất hiệu quả.

Tại nha khoa KIM, cách chữa sâu răng được diễn ra an toàn và cho hiệu quả nhanh chóng với ứng dụng công nghệ hàn trám Laser Tech mới nhất hiện nay. Việc điều trị được diễn ra nhanh chóng, cho hiệu quả cao không bị bong bật khi nhai và vô cùng bền chắc, khắc phục được hoàn toàn những khuyết điểm của các thao tác hàn trám cổ điển. Điều này đã được kiểm chứng qua hàng ngàn ca chữa sâu răng tại trung tâm.

Những điều cần biết khi nhổ răng sâu

Thưa bác sỹ, em đang cần đi hỗ trợ điều trị tủy ngay vì răng hàm số 7 của em bị viêm tủy, rất đau nhức, em mất ăn mất ngủ mất ngày hôm nay rồi. Tuy nhiên, vấn đề chi phí lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền thì em vẫn chưa rõ. Vậy bác sỹ có thể tư vấn giúp em được không ạ? Em xin cảm ơn bác sỹ nhiều! (Thu Vân – Hà Nội).

Trả lời:

Xin chào bạn Thu Vân!

Trước hết, Nha Khoa KIM xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi này đến cho chúng tôi. Về cách hỗ trợ điều trị viêm tủy cũng như lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền, chúng tôi sẽ giải đáp cặn kẽ với bạn ngay dưới đây.

1. Hỗ trợ điều trị lấy tủy răng  giá bao nhiêu tiền?

chua sau rang bao nhieu tien


Để trả lời cho câu hỏi lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền, nha khoa KIM xin gửi đến bảng giá dịch vụ cụ thể

2. Chi phí lấy tủy răng phụ thuộc vào yếu tố gì?

Chi phí lấy tủy răng tại Nha khoa KIM sẽ phụ thuộc vào việc bạn hỗ trợ điều trị răng cửa hay răng hàm tức là độ phức tạp của việc hỗ trợ điều trị nội nha.

Răng lâu ngày không nhỗ

Ngoài ra, chi phí lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào chất lượng dịch vụ được cung cấp. Đến với nha khoa KIM, bạn sẽ được trải nghiệm một quy trình lấy tủy răng đảm bảo an toàn và chính xác theo tiêu chuẩn Pháp:

Lấy cao răng tại nha khoa KIM để đảm bảo an toàn

1. Thăm khám trực tiếp – chụp X-quang răng xác định vị trí răng viêm tủy – đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị và hỏi ý kiến bệnh nhân

Trị răng sâu bao nhiêu tiền

2. Khi bệnh nhân đồng ý với việc lấy tủy răng, tiến hành gây tê và đặt đê cao su cách ly răng viêm tủy, các loại thuốc diệt tủy, thuốc sát trùng và dụng cụ lấy tủy răng với toàn bộ khoang miệng.

3. Mở tủy bằng khoan và giũa chuyên dụng – Hút sạch tủy bị viêm và tiến hành làm sạch ống tủy – Đặt ống tủy và làm đầy với các chất liệu hàn trám – Đảm bảo vô trùng tránh mọi biến chứng từ vi khuẩn kỵ khí.

4. Tiến hành bít kín ống tủy với nhựa gutta percha chuyên dùng trong nha khoa an toàn với sức khỏe sau vài ngày theo dõi không có hiện tượng tái sưng viêm, đau nhức.

5. Việc trám bít sẽ hoàn thiện với tùy trường hợp có chỉ định của bác sỹ về bọc mão răng hay tái tạo cùi răng nếu cần thiết. Đồng thời bác sỹ cũng sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy răng và lên lịch hẹn tái khám.

3. Khi nào nên đi lấy tủy răng? 


Tủy răng là cơ quan nuôi dưỡng sự sống cho răng nhưng khi mô thần kinh và các mô mềm trong ống tủy bị hư hỏng thì vi khuẩn sẽ dần dần nhân lên. Vi khuẩn cùng các mảnh vỡ phân rã khác lọt vào từ bên ngoài qua các kẽ nứt trên răng mà mắt thường không nhìn thấy hoặc do tổn thương nướu có thể gây nhiễm trùng hoặc áp xe răng.

Triệu chứng của viêm tủy răng báo hiệu bạn cần lấy tủy răng gấp: Đau răng nghiêm trọng khi dùng lực răng để nhai, đôi khi cơn đau buốt lên tận óc. Nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh kéo dài sau khi đồ ăn hay thức uống đó đã được nuốt xuống. Răng đổi sang màu tối (thâm đen), sưng và đau ở nướu răng gần đó. Xuất hiện mủ thường xuyên ở vùng nướu xung quanh răng.

Hy vọng đây là câu trả lời khiến bạn hài lòng và không còn thắc mắc viêm tủy răng là gì cũng như lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền.

Chúng tôi chân thành khuyên bạn liên hệ với Nha Khoa KIM theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn, thăm khám cũng như hỗ trợ điều trị sớm khỏi căn bệnh viêm tủy này, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

Việc hỗ trợ điều trị tủy tại KIM được các nha sỹ giàu kinh nghiệm thực hiện nên bạn có thể yên tâm về chất lượng. Đặc biệt, công nghệ vi phẫu hỗ trợ điều trị tủy được ứng dụng tại nha khoa KIM mang lại hiệu quả tối ưu và an toàn cho người bệnh.

Nhổ răng sâu cho trẻ có nhuy hiểm gì không

Những bé đang trong giai đoạn răng sữa cũng không loại trừ khả năng bị sâu răng nếu như vệ sinh răng miệng không tốt. Đa số các bậc cha mẹ thường hay băn khoăn không biết có nên hàn răng cho bé 3 tuổi hay không bởi giai đoạn răng sữa này sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ lớn hơn. Hãy cùng tham khảo ý kiến của các bác sĩ về vấn đề này.

1. Hàn răng có tác dụng gì?

Răng hàm thường chiếm tỉ lệ cao khi bị sâu răng bởi mặt nhai có nhiều hố rãnh nên khó được làm sạch bằng bàn chải, thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho mảng bám vi khuẩn phát triển.

hàn răng cho bé 3 tuổi


Và hàn (trám) răng là phương pháp dùng chất trám bít hàn lên các hố rãnh trên mặt nhai răng hàm vĩnh viễn để ngăn ngừa sâu răng hình thành và phát triển sớm.

Hàn răng cho bé 3 tuổi

Răng hàm số 6 và số 7 là những răng đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn. Do đó dự phòng sâu hố rãnh cho các răng 6, 7 có tầm quan trọng đặc biệt, giúp trẻ có được hàm răng tốt suốt đời. Chất bịt kín vẫn còn ở vị trí 3-5 năm sẽ được coi là thành công, tuy nhiên, chất bịt kín có thể kéo dài lâu hơn nữa. Nhưng với trẻ nhỏ hơn thì sao, liệu có nên hàn răng cho bé 3 tuổi không?

2. Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi hay không?

Ba tuổi là đang thời kỳ răng sữa, việc hàn răng sẽ giúp hỗ trợ bé ăn nhai tốt hơn. Răng sữa bị sâu mà không điều trị thì bệnh sẽ tiến triển nhanh, tấn công vào mô và men răng gây tổn thương.

Nhổ răng sữa cho trẻ ở đâu

Nếu răng sâu không được điều trị sẽ dẫn tới rụng răng sớm và chính răng bị rụng này sẽ dẫn tới sự lệch lạc trong mọc răng vĩnh viễn sau này. Cho nên cầu trả lời cho thắc mắc có nên hàn răng cho bé 3 tuổi không đó là vẫn nên hàn trám răng sâu dù là nhiều hay ít tuổi.

Việc hàn răng tức là hố rãnh trên mặt nhai sau khi được làm sạch và trám bít lại sẽ làm mặt nhai răng hàm bằng phẳng hơn, dễ làm sạch bằng bàn chải đánh răng. Do vậy cặn thức ăn không có chỗ lưu lại, hoạt động phá hủy của vi khuẩn sẽ giảm, chính vì vậy sẽ kiểm soát và phòng ngừa được sâu răng sớm.

Trám bít hố rãnh là một trong những biện pháp phòng ngừa sâu răng hữu hiệu ở trẻ em và được xem là một phương pháp mang lại hiệu quả cao với giá thành không quá cao. Tuy nhiên để làm tăng tính hiệu quả của biện pháp này thì sau khi trám bít phải cho trẻ tái khám định kỳ sáu tháng một lần để phát hiện và trám lại miếng trám bị bong.

3. Công nghệ hàn trám răng nào tốt?

Công nghệ trám răng Laser Tech là thế hệ laser Nha khoa 4.0 mà Nha khoa Paris áp dụng được các chuyên gia nha khoa thẩm mỹ khuyên sử dụng trong các trường hợp muốn hàn răng sâu một cách hiệu quả. Chất liệu hàn trám có thành phần khoáng hóa gần tương đương với ngà răng sinh lý, được hòa chế bằng công nghệ nha khoa Quốc tế cho ra đời sản phẩm đạt tiêu chuẩn và dễ thao tác nhất hiện nay.

Laser nha khoa 4.0 mà Nha khoa Paris áp dụng giúp kích thích chất trám tạo ra các chân bám tại vị trí cố định, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng bị khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám. Sau khi bé được hàn răng, khả năng ăn nhai sẽ được phục hồi và khắc phục hoàn toàn triệu chứng đau nhức, ê buốt do sâu răng gây ra.
Được tạo bởi Blogger.