Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Đừng coi nhe khi bé bị sún răng

Sún răng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 - 3 tuổi. Nhưng một sai lầm nghiêm trọng là ba mẹ lại thường không quan tâm tới bệnh lý này của bé bởi suy nghĩ rằng răng sún không ảnh hưởng gì và nhanh chóng mất đi khi răng vĩnh viễn mọc lên.


>>bệnh chảy máu răng trẻ em

Sún răng là bệnh về răng miệng phổ biến ở trẻ em ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bé nhưng thường bị bỏ qua.



Chính những suy nghĩ sai lệch này đã khiến bệnh sún răng của bé càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.


Tác hại của bệnh sún răng

Chỗ bị sún răng thường nông (không sâu như lỗ sâu răng) nhưng có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu trên bề mặt răng. Nếu sún răng để lâu không điều trị, vi khuẩn sẽ ngày càng ăn mòn răng, thật chí cụt răng.

Răng sữa nếu bị sún, các vi khuẩn không chỉ ảnh hưởng tới răng mà còn ảnh hưởng tới nướu và răng vĩnh viễn.


Khi răng sún bị mòn dần, men răng bị mất, ngà răng lộ dần và tủy răng bị hở sẽ gây cảm giác khó chịu, đau đớn cho bé, khiến trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn.

Răng bị ăn mòn quá nhiều, đặc biệt là răng cửa sẽ gây cản trở phát âm của bé, khiến bé bị nói ngọng.

Sún răng còn có thể làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn tới tình trạng sai lệch của răng vĩnh viễn sau này. Khi răng sún, chiếc răng này sẽ bị hỏng và rụng sớm nếu không được điều trị, lợi cũng sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn tại vị trí này kịp mọc. Khiến răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng mọc lẫy, khấp khểnh, mất thẩm mỹ.


Nguyên nhân bệnh sún răng ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sún răng ở trẻ nhỏ nhưng nguyên nhân chủ yếu do trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo,đồ ăn nhanh, nước uống có ga… mà không vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Răng trẻ em có lớp men răng tương đối mỏng. Trong môi trường khoang miệng, đường lên men sinh ra axit nhanh chóng phá hủy lớp men răng. Khi vi khuẩn tấn công qua lớp men răng thì tốc độ phát triển của bệnh ngày càng nhanh vì ngà răng kém cứng hơn men răng.


Ngoài ra có thể bé bị sâu răng toàn hàm hoặc răng bé bị thiếu canxi hoặc flour cũng là một trong những nguyên nhân gây sún răng.

Không chỉ vậy, trong quá trình mang thai, việc mẹ sử dụng một số lợi thuốc kháng sinh cũng sẽ ảnh hưởng tới răng của bé sau này, răng bé sẽ yếu hơn, dễ bị vi khuẩn tấn công.


Ngăn ngừa và điều trị sún răng cho bé

Để ngăn ngừa tình trạng sún răng, sâu răng, cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé, ba mẹ cần chú trọng việc vệ sinh răng miệng cho bé. Hướng dẫn và tạo thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ ngày cho bé. Tạo những câu chuyện hấp dẫn nói về tác hại của việc không đánh răng thường xuyên để bé hình thành thói quen và thích thú với việc chải răng hàng ngày.


Nên tránh cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, nếu cần cho bé ăn đêm thì nhớ vệ sinh răng miệng cho bé ngay sau khi ăn. Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều canxi trong thực đơn của bé.

Kháng sinh là thủ phạm gây hỏng men răng, vàng răng, đổi màu răng mà sau này rất khó tẩy trắng răng. Chính vì vậy, tốt nhất ba mẹ không nên cho bé uống các loại thuốc kháng sinh một cách tùy tiện mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.


Khám răng định kì cho bé vô cùng cần thiết. Đây là điều quan trọng giúp nhanh chóng phát hiện các bệnh răng miệng của bé và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng sau này.

Răng khôn mọc lệch – dáng mọc “nguy hiểm”

Răng số 8 là chiếc răng bất tuân mệnh lệnh nhất trên cung hàm. Nó “bất trị” đến mức có thể mọc theo bất cứ chiều hướng nào mà nó thích.


>>chữa nghiến răng ở trẻ em>>nha khoa quận 2


1. Răng khôn mọc lệch – dáng mọc “nguy hiểm”

Mọc răng hàm số 8 là chiếc răng không được chào đón nhất trên khuôn răng. Bởi thế sự mọc lên của nó được đánh giá là sự chống đối “nguy hiểm” nhất đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là khi Răng khôn mọc lệch ở nhiều tư thế khác nhau.



Có thể kể đến các thế răng khôn mọc lệch hay răng hàm số 8 lệch thường gặp như sau:

– Răng khôn mọc lệch ra má

– Răng khôn mọc lệch 90 độ

– Răng khôn mọc lệch vào phía trong

– Răng khôn mọc lệch đâm ngang sang răng hàm số 7

– Răng khôn mọc lệch ngược vào trong xương hàm

– Răng khôn mọc lệch bị lợi trùm và bị kẹt ở chân răng số 7.
2. Những nguy hiểm có thể gặp phải khi răng khôn mọc lệch

Có thể nói, trong tất cả các trường hợp mọc răng khôn đều gây đau. Cảm giác đau nhức có thể rất dữ dội, làm sưng má, cứng hàm và không thể ăn uống bình thường được.

Răng số 8 mọc càng lệch thì mức độ biến chứng càng nặng. Thậm chí có thể dẫn đến những tai biến ảnh hưởng đến hàm mặt, đến mắt,…

Chưa kể đến những nguy cơ sau khi răng 8 đã ổn định trên cung hàm. Đó là bệnh lý răng miệng, là nguy cơ bị hỏng răng số 7 vốn là răng ăn nhai quan trọng,…
3. Phải làm gì khi bị răng khôn mọc lệch

Ngay khi phát hiện bị mọc lệch răng 8 bạn nên tính đến việc đi nha sỹ để xin lời khuyên có nên tiếp tục duy trì chiếc răng này hay không. Tất cả những biện pháp can thiệp tới răng, đặc biệt là răng khôn thì nhất thiết phải có sự kiểm soát của bác sỹ. Vì thế mọc của răng này rất phức tạp, thường bị chạm vào dây thần kinh trong xương hàm và mọc quá sâu, lại lệch lạc. Nếu bạn tự nhổ hay thực hiện bất cứ mẹo vặt nào cũng đều rất nguy hiểm cho hàm mặt nói chung.

Đó là lý do mà tại sao khi điều trị răng khôn, các bác sỹ Nha khoa đều rất thận trọng, phải qua khảo sát và thắm khám kỹ lưỡng. Chỉ khi chắc chắn rằng răng không có ý nghĩa gì, duy trì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và việc đình chỉ răng 8 không gây ra bất cứ tại biến nào, bác sỹ mới tiến hành nhổ răng khôn.

Chăm sóc răng miệng toàn diện cho trẻ nhỏ

Thực tế cho thấy rằng rất nhiều phụ huynh vẫn còn chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe cho con em mình. Vì nghĩ rằng khi bé còn nhỏ, răng sữa nếu bị rụng sẽ thay mới nên không quan trọng.

Mẹo chữa sâu răng trẻ em (http://chamsocrangtreem.vn/cach-chua-dau-rang-tre-em-cuc-nhanh-va-hieu-qua/)
Trẻ em mọc răng lúc nào (http://chamsocrangtreem.vn/tre-em-moc-rang-khi-nao-la-dung-thoi-diem/)

Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho các con yêu. Để bé có một sức khỏe phát triển tốt nhất thì việc chăm sóc răng miệng khi còn nhỏ là điều không thể chủ quan. Trong bài viết dưới đây, nha khoa sẽ nói rõ những cách chăm sóc răng miệng đúng cách và hiệu quả cho trẻ nhỏ để các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này.



Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ khá sai lầm. Bởi theo các chuyên gia nha khoa, dù độ tuổi còn nhỏ nhưng răng sữa cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến việc mọc răng cố định sau này. Mặc khác, trẻ em cũng phải đối mặt với những rắc rối về răng.

Vì là đối tượng chưa thể nhận thức đầy đủ về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng nên trẻ em thường gặp các vấn đề về răng. Theo các nghiên cứu nha khoa chỉ ra thực tế rằng: ở độ tuổi từ 6 – 8 tuổi thì có đến 85 % trẻ em bị sâu răng.

Theo các chuyên gia Răng Hàm Mặt tại nha khoa, các vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ em phần lớn do những nguyên nhân sau:

– Thói quen từ nhỏ

Phần lớn các bé đều có sở thích mút ngón tay, tật đẩy lưỡi, ngậm cơm, ngậm núm vú nhân tạo…điều này ít nhiều tác động đến sự phát triển của xương hàm. Các răng có thể bị xê dịch hoặc mọc không đúng vị trí gây nên tình trạng răng mọc lộn xộn, sai khớp cắn như hô móm… Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng cố định, tuy nhiên, chúng ta cần giữ cho răng sữa của trẻ luôn được chắc khỏe – đây là một yếu tố rất quan trọng để cho rằng cố định có chỗ mọc đều và đẹp.

– Chế độ dinh dưỡng

Một điều dễ nhận ra là hầu như em nhỏ nào cũng thích ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường như: kẹo, bánh ngọt, socola… Đây cũng là một trong những tác nhân dễ gây sâu răng cho bé nếu ba mẹ không có sự kiểm soát việc ăn uống và vệ sinh răng miệng sau khi ăn khoa học cho con.

Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ mô cứng của răng.

Cách chăm sóc răng miệng toàn bộ cho trẻ nhỏ

Để chăm sóc răng miệng toàn diện cho trẻ nhỏ, chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

1. Làm sạch miệng cho trẻ sơ sinh

Ngay từ khi mới lọt lòng, dù trẻ chưa mọc chiếc răng sữa nào thì người lớn cũng phải biết cách vệ sinh miệng và nướu cho trẻ vào buổi sáng sớm. Chúng ta sử dụng gạc hoặc khăn mềm quấn vào đầu ngón tay trỏ, nhúng nước ấm nhẹ nhàng lau khoang miệng, nướu và lưỡi cho bé. Giữ cho miệng bé luôn được sạch sẽ sẽ giúp bé thoải mái hơn.

2. Bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ ngay khi răng sữa vừa mới mọc

Dù răng sữa không tồn tại lâu dài nhưng nó lại có sức ảnh hưởng quan trọng cho việc hình thành một hàm răng cố định đều và đẹp sau này. Răng sữa sẽ giữ không gian mà răng cố định cần để có thể mọc đúng vị trí, đồng thời cũng giúp trẻ có thể nói và ăn uống được bình thường, thoải mái. Vì vậy, việc giữ vệ sinh răng sữa là rất cần thiết.

3. Thường xuyên theo dõi răng miệng cho bé

Dấu hiệu đầu tiên lên tiếng rằng bé đang gặp các rắc rối về răng miệng là răng bị ố màu, sâu răng. Cách tốt nhất để hạn chế sâu răng cho bé là hãy cho bé uống nước hay súc miệng sau khi bé vừa bú sữa xong. Nước lọc sẽ giúp lấy đi những chất ngọt đang còn lưu lại trong miệng bé.

4. Tập cho trẻ thói quen đánh răng

Các bậc phụ huynh vẫn thường băn khoăn rằng không biết lúc nào thì nên tập cho bé đánh răng là tốt nhất. Gợi ý cho bạn: khi bé khoảng 3 tuổi, răng sữa mọc khá đầy đủ, nên việc bảo vệ răng là điều không thể chần chừ. Những lần đầu tiên, ba mẹ sẽ đánh răng giúp bé, hướng dẫn bé cách súc miệng, và nhớ dặn bé nhổ bọt kem đánh răng ra. Sau khi bé đã khá quen với thao tác này thì bạn có thể theo dõi và hướng dẫn để bé tự đánh răng một mình.

Chăm sóc răng miệng của trẻ đúng cách ngay khi sinh ra và sau đó dạy cho trẻ biết tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng là biện pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt cho bé.

Được tạo bởi Blogger.