Hiển thị các bài đăng có nhãn rang-sua. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng sữa nền tảng cho răng vĩnh viễn

Răng ổn định đã manh nha và ẩn dưới lớp lợi từ khi răng sữa còn vững chắc, tới khoảng thời gian nhất định thì răng sữa sẽ dần mất đi và răng ổn định dưới lớp lợi bắt đầu trồi lên thay thế vị trí của răng sữa. Bạn có thể tham khảo một số thông tin về vai trò của răng sữa với quá trình mọc răng ổn định sau.


Răng sữa đóng vái trò rất quan trọng trong những sinh hoạt thường ngày của trẻ như: ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của bé, vấn đề thẩm mỹ của răng và vấn đề phát âm của bé. Đặc biệt một vai trò quan trọng bậc nhất không thể không nhắc tới của răng sữa đó là ảnh hưởng tới quá trình thay răng ổn định ở trẻ.

Răng sữa mọc lên khi trẻ bắt đầu 6 tháng tuổi và quá trình mọc răng sữa kết thúc khi trẻ được khoảng 2 tuổi rưỡi tới 3 tuổi. Trong khoảng thời gian từ 3 tuổi tới 5 tuổi là quá trình phát triển của răng sữa và khi bé bước vào độ tuổi thứ 5, 6 răng ổn định bắt đầu mọc và thay thế cho nanh sữa trẻ sơ sinh

 Thường thì răng ổn định sẽ mọc lên đúng vị trí của răng sữa và đúng theo hướng của răng sữa đứng trước đó. Răng sữa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mọc răng ổn định và phần nào nó còn quyết định đến vấn đề mọc răng ổn định của trẻ. Vì thế mà nói răng sữa đóng vai trò như một vật giữ chỗ, và định hướng cho răng ổn định mọc lên. Nhổ răng sữa bị sâu nếu không thể phục hồi tránh lây sâu răng liền kề. 

Nếu vô tình vì một nguyên nhân nào đó (có thể do tai nạn hoặc do bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ) mà răng sữa bị mất sớm hơn so với khoảng thời gian mà răng ổn định mọc lên thì răng ổn định sẽ mất đi vật mốc giữ chỗ và định hướng. Điều này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình mọc lên của răng ổn định.

Khi răng sữa mất, chiếc răng sữa khác, thường là chiếc răng sữa nằm ngay bên cạnh vị trí trống mất răng hoặc chiếc răng ổn định bên cạnh vị trí trống mất răng sẽ dần dịch chuyển về vị trí trống mất răng và cố định ở đó. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng tới khớp cắn và chức năng ăn nhai của răng cũng như tính thẩm mỹ của răng ổn định sau này.

Chiếc răng ổn định nằm dưới lợi đến ngày mọc lên sẽ không còn chỗ mọc hoặc thiếu chỗ mọc nó đành lòng phải mọc chen chúc lên vào vị trí đã có răng đứng gây ra tình trạng răng mọc chen lấn nhau, xô đẩy nhau, mọc lệch, không đúng vị trí.

Bé bị vàng răng sữa do đâu mà ra

Hàm răng sữa của trẻ em thường có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà voi, răng sữa sẽ có màu trắng bóng hơn răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong số trường hợp, hàm răng sữa của trẻ bị biến đổi về màu sắc, từ trắng sáng chuyền dần sang vàng ố hoặc nâu đen. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, không biết bé bị vàng răng sữa do đâu và có mắc bệnh gì không?


Bé bị vàng răng sữa do đâu luôn là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ khi phát hiện con trẻ đang gặp phải tình trạng này.

Trong điều trị nha khoa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa của bé bị đổi màu, vàng ố. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất, cha mẹ hãy tham khảo để có biện pháp phòng ngừa vàng răng cho con trẻ.
Chế độ chăm sóc răng miệng của bé chưa tốt:

Nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng vàng răng sữa ở trẻ nhỏ chính là chế độ chăm sóc răng miệng chưa tốt, không khoa học. Việc các bé không chải răng thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc mảng bám tích tụ trên bề mặt răng, lâu ngày sẽ khiến hàm răng của bé bị xỉn màu, ố vàng, chuyển sang màu đen. Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài thì trẻ có nguy cớ mắc các bệnh lý: sâu răng, nha chu, viêm lợi, viêm tủy… là rất cao.

Một chế độ chăm sóc răng miệng kém, không đúng cách chính là nguyên nhân khiến răng sữa trẻ bị ố vàng.
Cho bé ăn hoặc uống nhiều thực phẩm sậm màu.

Nếu cha mẹ thường cho bé ăn hoặc uống nhiều các thực phẩm sậm màu: các loại Soda, trà, đồ uống có ga, ca cao, nước ép trái cây tươi tối màu như việt quốc, nho, lựu… sẽ khiến răng bé mất đi độ trắng bóng tự nhiên. Bởi vì, trong những thực phẩm này có chứa nhiều chất màu, sử dụng nhiều thì răng trẻ sẽ bị ố vàng do bị nhiễm màu. Hoặc các loại kem, nước sốt cà chua, cà ri, nước tương, rau màu đỏ đậm cũng làm cho răng của bé vàng đi trông thấy.

Việc cho trẻ nhỏ ăn uống quá nhiều thực phẩm sậm màu như chocolate, nước ngọt có ga… sẽ khiến răng bé bị đổi màu nhanh chóng.
Bé bị vàng răng sữa do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh.

Việc trẻ nhỏ (trước 9 tuổi) sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có chứa thành phần tetracycline, doxycycline, Minocycline… sẽ khiến cho hàm răng bị biến đổi màu sắc nhanh chóng, răng trở nên ố vàng và xỉn màu. Mức độ ố vàng của hàm tùy thuộc vào thời điểm, thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc được sử dụng… Ngoài ra, một số nước súc miệng có chứa chlorhexidine và clorua cetylpyridinium cũng có thể dẫn đến tình trạng vàng răng sữa ở trẻ nhỏ.

Trẻ em uống nhiều thuốc kháng sinh vào giai đoạn từ 7- 8 tuổi có thể khiến răng bị mất màu, ố vàng.
Răng sữa đổi màu do nhiễm quá nhiều nhiều fluoride.

Nếu cha mẹ thường xuyên cho con trẻ sử dụng nguồn nước, kem đánh răng, nước súc miệng, những chế phẩm chăm sóc răng miệng có nồng độ fluoride cao trong những tạo răng sẽ gây ra rối loạn khoáng làm tăng men dưới bề mặt,tạo ra một số đốm nâu và trắng ổ răng hoặc làm răng ngã vàng.

Hàm răng đổi màu, ố vàng rất dễ bị phân rã và không còn được chắc khỏe như ban đầu, dễ bị gãy vỡ nếu có lực tác động, dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng.. Điều này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai của hàm răng và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Do đó, nếu bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng vàng răng, hãy đưa bé đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị nhé.

Hy vọng với những chia sẻ của Nha khoa KIM về vấn đề bé bị vàng răng sữa do đâu, các bậc cha mẹ đã có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc răng miệng cho con trẻ tốt hơn rồi. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được trợ giúp nhé.

www.google.co.cr/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/

Giai đoạn răng sữa lung lay phải làm sao?

Khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể tự theo dõi và nhổ răng sữa cho bé. Bạn chờ khi răng sữa lung lay thật nhiều và có thể dùng miếng gạc sạch lay răng sữa nhẹ nhàng nhiều lần và cho đến khi răng lung lay hẳn thì có thể nhổ răng ra. Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần lưu ý là cần vệ sinh thật sạch sẽ trước khi nhổ răng cho bé để tránh bị viêm nhiễm và chỉ nhổ răng khi răng sữa đã lung lay quá mức.

Theo một quy luật, răng sữa sau một thời gian lung lay sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn thay thế. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 10 hay 12 tuổi.



Trường hợp bé nhà bạn răng đã lung lay và đau nhức, nướu có dấu hiệu bị sưng thì có thể bé đã bị viêm nướu hoặc một bệnh lý răng miệng nào đó bởi thông thường khi răng lung lay chuẩn bị rụng sẽ không đau nhức quá nhiều và nướu cũng không bị sưng đỏ.
Mẹo xử lý răng sữa bị lung lay Chuẩn Nhất

Tốt nhất trường hợp này bạn nên đưa cháu đến địa chỉ nha khoa uy tín để được các nha sỹ thăm khám và tư vấn có nên nhổ răng sữa bị lung lay hay không mà không nên tự ý nhổ răng sữa tại nhà cho bé hay đưa ra những phỏng đoán cá nhân. Bởi từng răng sẽ có tuổi thay răng khác nhau, nếu răng sữa bị lung lay mà nhổ sớm có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc lệch lạc sau này.

Hàm dưới:

– Răng cửa giữa: thay khi bé được 6-7 tuổi
– Răng cửa bên (răng số 2): 7 – 8 tuổi
– Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 9 – 10 tuổi
– Răng nanh (răng số 3): 10 – 11 tuổi
– Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 11 tuổi

Hàm trên:
– Răng cửa giữa: thay khi bé được 7 tuổi
– Răng cửa bên (răng số 2): 8 tuổi
– Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 11 – 12 tuổi
– Răng nanh (răng số 3): 11 – 12 tuổi
– Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 12 tuổi



Trong thời gian này, bạn nên chú ý chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng cho bé. Có thể trẻ không muốn ăn hay khó nhai vì chiếc răng sữa lung lay, viêm nhiễm hay vừa nhổ thì cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách thay thế các món ăn hằng ngày bằng thức ăn mềm hơn như cháo, súp với rau và thịt cá xay nhuyễn, không cho bé ăn những thức ăn cứng dai hay thực phẩm chứa nhiều đường.

Việc đánh răng vẫn phải duy trì thường xuyên, đều đặn hàng ngày sau khi ăn nhưng có thể hướng dẫn bé tránh phần răng đang lung lay. Có thể cho bé súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Được tạo bởi Blogger.