Nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà cũng cần cân nhắc và thực hiện đúng cách, hợp vệ sinh để không gây viêm nhiễm cho trẻ. Sau đây là những lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà mà các bậc cha mẹ nên lưu tâm.
Khi nào phải thay răng sữa?
Răng sữa khi đến tuổi phải thay răng thì sẽ tự động lung lay để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Việc thay răng của bé cũng tuân theo một quy luật đặc biệt là răng sữa sẽ tự tiêu chân, thân răng lung lay. Răng lung lay được nhiều thì bạn có thể nhổ răng sữa cho trẻ hoặc răng tự rụng mà không cần phải nhổ.
Bảng thứ tự thay răng sữa theo độ tuổi của trẻ.
Nhổ răng sữa cần dựa vào quy luật thay răng cụ thể
20 răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ (dưới 30 tháng tuổi). Những chiếc răng này rồi sẽ lần lượt được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nó chính là “bộ nhá” đầu tiên cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm.
Răng sữa còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường trong thời gian đầu nhờ động tác ăn nhai nhẹ nhàng. Răng sữa còn giúp trẻ phát âm bình thường không bị ngọng. Răng sữa đến lúc bị thay thế sẽ tự động rụng đi theo một quy luật rất đặc biệt. Khi chân tiêu hết thân răng bên trên sẽ rụng đi và chiếc răng vĩnh viễn trồi lên kịp thời. Đó là sự thay thế răng sữa đúng lúc.
→cách nhổ răng sữa không đau
Nếu trường hợp răng sữa lung lay tự rụng thì bạn không cần phải tác động gì thêm. Nhưng nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng vĩnh viễn bị mọc lệch đến mức độ nhất định buộc phải can thiệp nhổ răng sữa cho trẻ thì nên đến nha sỹ. Trẻ sẽ được chụp phim để nhận biết tình trạng răng, khi đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc đầy đủ và tốt nhất.
Khi phát hiện răng vĩnh viễn đã bắt đầu trồi lên mà chiếc răng sữa bên trên vẫn còn chưa rụng đi, đây là lúc mẹ bắt đầu thực hiện việc nhổ răng cho trẻ. Trẻ còn nhỏ, chưa ý thức được việc bảo vệ răng miệng, nên răng sữa của trẻ có thể bị sâu, viêm nhiễm, đã điều trị nhiều mà không có chuyển biến tích cực thì ta có thể nên nhổ bỏ.
Các tình trạng viêm nhiễm điển hình của răng sữa như cement, chóp răng, tủy,.. nếu không nhổ bỏ sẽ ảnh hưởng đến cả răng vĩnh viễn phía dưới.
Những điều cần lưu ý khi nhổ răng sữa
- Khi răng sữa của bé mới bắt đầu lung lay, bạn rửa tay thật sạch và dùng lực nhẹ rồi tăng dần nhưng phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé.
- Khi răng lung lay chưa đủ lớn tuyệt đối không được nhổ vì sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong bé.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối sau khi lay răng và hàng ngày sau khi nhổ răng.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho bé ăn các thực phẩm mềm như súp, cháo,…không cho bé ăn các thực phẩm cứng, nóng, lạnh, chua, ngọt.
Nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm
Nếu trường hợp răng sữa lung lay tự rụng thì bạn không cần phải tác động gì thêm. Nhưng nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng vĩnh viễn bị mọc lệch đến mức độ nhất định buộc phải can thiệp nhổ răng sữa cho trẻ thì nên đến nha sỹ. Trẻ sẽ được chụp phim để nhận biết tình trạng răng, khi đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc đầy đủ và tốt nhất.
Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra răng, miệng cho bé.
Khi phát hiện răng vĩnh viễn đã bắt đầu trồi lên mà chiếc răng sữa bên trên vẫn còn chưa rụng đi, đây là lúc mẹ bắt đầu thực hiện việc nhổ răng cho trẻ. Trẻ còn nhỏ, chưa ý thức được việc bảo vệ răng miệng, nên răng sữa của trẻ có thể bị sâu, viêm nhiễm, đã điều trị nhiều mà không có chuyển biến tích cực thì ta có thể nên nhổ bỏ.
Các tình trạng viêm nhiễm điển hình của răng sữa như cement, chóp răng, tủy,.. nếu không nhổ bỏ sẽ ảnh hưởng đến cả răng vĩnh viễn phía dưới.
Những điều cần lưu ý khi nhổ răng sữa
- Khi răng sữa của bé mới bắt đầu lung lay, bạn rửa tay thật sạch và dùng lực nhẹ rồi tăng dần nhưng phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé.
- Khi răng lung lay chưa đủ lớn tuyệt đối không được nhổ vì sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong bé.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối sau khi lay răng và hàng ngày sau khi nhổ răng.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho bé ăn các thực phẩm mềm như súp, cháo,…không cho bé ăn các thực phẩm cứng, nóng, lạnh, chua, ngọt.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét