Quy trình nhổ răng sữa trẻ em

Thay răng sữa là thời điểm quan trọng nhất trong suốt quá trình mọc răng ở trẻ em. Những chiếc răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn và nó quyết định hàm răng của bé có khoẻ đẹp hay không. Để trẻ có hàm răng chắc khoẻ thì quy trình nhổ răng sữa cho trẻ là điều mà phụ huynh nên lưu tâm.


Sâu răng sữa phát triển như thế nào?


Sâu răng là bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em. Trong miệng, có rất nhiều vi khuẩn. Hàng trăm vi khuẩn khác nhau sống trên bề mặt của răng, lợi, lưỡi và những nơi khác trong miệng. Một số trong đó đó là những vi khuẩn tốt. Nhưng một số khác lại có hại cho sức khỏe răng miệng và gây sâu răng.

Sâu răng sữa phát triển như thế nào?
Sâu răng sữa phát triển như thế nào?

Sâu răng là kết quả của một quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn sử dụng đường trong thức ăn để sản sinh ra a-xít. Theo thời gian, những a-xít này sẽ làm mất khoáng hóa tổ chức cứng và tạo ra những lỗ sâu trên răng
Tần suất sử dụng đường giữa các bữa ăn là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng, chứ không phải là lượng đường sử dụng. Trẻ thường xuyên ăn vặt và uống các sản phẩm có đường thì nguy cơ sâu răng càng cao. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gây sâu răng như: giảm tiết nước bọt ở trẻ, trẻ ngậm cơm, bú bình, vệ sinh răng miệng kém


Khi nào nên thay răng sữa cho bé?


Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo quy luật sau:
STT Thú tự thay răng sữa Độ tuổi bé thay răng
1 Răng cửa giữa 5-7 tuổi
2 Răng cửa bên 7-8 tuổi
3 Răng hàm sữa thứ nhất 9-10 tuổi
4 Răng nanh sữa 10-11 tuổi
5 Răng hàm sữa thứ hai 11-12 tuổi

Răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Buộc phải thay răng sữa khi nào?


Theo các bác sĩ tại nha khoa Việt Úc, nên thay răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau
– Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
– Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, hư tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
– Răng sữa đến tuổi thay, lung lay hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.
Nho rang sua gia bao nhieu

Những bé nào không nên nhổ răng sữa?


Các bác sĩ ở nha khoa KIM khuyên không nên nhổ răng sữa cho trẻ em trong các trường hợp sau:
– Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.
– Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ
– Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.


Những bé nào không nên nhổ răng sữa?


Nên nhổ răng sữa cho trẻ em ở đâu?


Khi bé được 18 tháng tuổi trở nên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp theo dõi quá trình mọc răng của trẻ cũng như phát hiện sớm các bệnh răng miệng như sâu răng. Không nên cho bé nhổ răng quá sớm vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khuôn mặt và tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc chỉnh nha niềng răng sau này.

Quy trình nhổ răng sữa đúng tiêu chuẩn


* Khám tổng quát

- Trước tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bé, răng sữa đã tới thời điểm cần phải nhổ chưa. Nếu trường khó bá sĩ có thể cho trẻ chụp X-quang để xác định chính xác hình dạng, vị trí của răng sữa cần nhổ, để không ảnh hưởng đến các răng khác.

- Ngoài ra, trong giai đoạn thăm khám bác sĩ cũng cần xác định bệnh nhi có nằm trong những trường hợp chống chỉ định nhổ răng sữa không. Điều này đặc biệt quan trọng vì nhổ răng sữa cho trẻ trong những trường hợp như thế có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cảu trẻ.

* Vệ sinh miệng và gây tê

- Sau khi thăm khám nếu trẻ được chỉ định nhổ răng trước tiên bé cần được vệ sinh răng miệng để sạch khuẩn. Sau đó, gây tê vùng răng cần nhổ, để không bị đau khi nhổ.

* Tiến hành nhổ


- Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng. Lưu ý trong quá trình nhổ không nên để trẻ nhìn thấy dụng cụ nhổ răng vì điều này có thể làm cho trẻ sợ hãi. Nếu như thấy những dấu hiệu căng thẳng ở trẻ, nha sĩ có thể đánh lạc hướng của trẻ bằng cách khơi gợi những chuyện vui của trẻ.

* Hướng dẫn, dặn dò


- Hướng dẫn trẻ cắn gạc để cầm máu. Kê thuốc kháng viêm, kháng khuẩn và hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách, bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.



Trên đây là những thông tin về quy trình nhổ răng sữa cho trẻ đúng tiêu chuẩn. Nếu như còn thắc mắc nào về quy trình nhổ răng sữa thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.