Lúc nào thì cần ghép xương khi cấy implant

Chìa khóa thành công cho một ca cấy ghép răng implant chính là kích thước và chất lượng của xương hàm. Các trường hợp mất răng quá lâu, nha chu viêm, chấn thương hay mất xương do xử dụng hàm kém chất lượng (trong đó mất răng lâu ngày là nguyên nhân thường gặp, trong 3 năm đầu tiên sau khi mất răng, xương hàm bị tiêu từ 40 đến 60%) sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương, làm cho kích thước của xương hàm hạn chế, sóng hàm mỏng không đủ để giữ cho implant cấy ghép được vững chắc. Trong trường hợp đó, bạn cần phải nong xương hay ghép xương trước khi tiến hành cấy implant.…

>>> mất răng và hậu quả
Có 2 kiểu ghép xương:
– Ghép xương tự thân: xương được lấy ra từ một phần khác của chính cơ thể bệnh nhân (xương ở hông, xương hàm, xương cằm, xương sọ) ghép vào nơi bạn thiếu xương. Kiểu ghép xương này thường có thể thấy trước được kết quả bởi vì nó đã là một thành phần vốn có trong cơ thể mỗi người.
– Ghép xương nhân tạo: là một dạng xương sinh học được ghép vào nơi cần cấy Implant. Kiểu ghép xương này cũng hiệu quả và an toàn.

>>> trồng răng implant ở đâu tốt?


Khi nào cần ghép xương

Khi nào cần ghép xương trong cấy ghép implant
Xương nhân tạo được sử dụng là xương Cerasorb M do Đức sản xuất, thành phần chính là Beta-tricalcium photphate, thời gian có thể tự tiêu tan. Cerasorb M là vật liệu gốm rỗ tổng hợp tương thích về mặt sinh học với độ tinh khiết 99%. Các lỗ rỗng dạng liên kết gồm có lỗ cực nhỏ, trung bình và lớn; dạng hạt đa giác, tổng mật độ lỗ rỗ lên đến 88%.
 Có nhiều ưu điểm về công nghệ trong các thủ thuật ghép xương trong implant. Một trong những tiến bộ hiện nay trong kỹ thuật ghép xương liên quan đến việc sử dụng các protein tạo dạng xương, có khả năng kích thích quá trình tạo xương và làm tăng mật độ xương qua quá trình tiêu và tái cấu trúc chậm. Giúp gia tăng quá trình phân bào của tế bào mầm tại chỗ để lôi kéo các tế bào trung mô không biệt hóa vào vùng ghép răng. Các tế bào này có thể chuyển thành nguyên bào xương, bằng sự phân bào tạo hình thái phù hợp, và nó bắt đầu quá trình tạo thành khung xương. Quá trình này được gọi là cơ chế tạo hình phân bào đa dạng nhằm kích thích quá trình lành thương mô xương. Nó có thể trở thành kỹ thuật ghép xương lý tưởng trong tương lai gần.

Bạn đang mất nhiều răng liên tiếp, có thể dùng cầu răng nâng đỡ hoặc đặt làm hàm giả tháo lắp để thay thế những răng đã mất. Nhưng implant sẽ mang lại cho bạn những chiếc răng giả giống hệt như thật. Giúp bạn lấy lại cảm giác thoải mái khi ăn nhai cũng như độ thẩm mỹ khi giao tiếp.

Phục hình răng bằng kỹ thuật cầu răng sứ là dùng hai răng bên cạnh răng bị mất làm trụ cầu để nâng đỡ cho chiếc răng bị mất gọi là nhịp cầu răng, nghĩa là nha sỹ sẽ mài lớp men bên ngoài của các răng lành. Hơn nữa, vì cầu răng nâng đỡ bằng implant có thể thay thế một số chân răng đã mất, vì vậy nên xương hàm được bảo tồn tốt hơn. Với cầu răng cố định hay phục hình tháo lắp, vùng xương ổ đó có thể bắt đầu tiêu đi. Trụ implant nha khoa tích hợp với xương hàm, giúp giữ xương khỏe mạnh và nguyên vẹn.
Nướu và xương của bạn có thể tiêu theo thời gian khi phục hìnhcầu răng cố định hoặc phục hình tháo lắp có thể nhìn thấy được, làm nụ cười trở nên xấu đi, giảm sự lôi cuốn. Xi măng gắn giữ cầu răng lâu dài có thể bị trôi đi, cho phép vi khuẩn tích tụ gây sâu răng và gây hôi miệng. Ngoài ra, phục hình tháo lắp làm giảm khả năng ăn nhai
Implant nâng đỡ cầu răng

Về lâu dài, implant có tính thẩm mỹ cao, chức năng ăn nhai tốt và tạo cảm giác dễ chịu nhnhư một răng thật. Phục hình implant không làm mất mô răng của những răng bên cạnh, từ đó luôn bảo tồn được mô răng tự nhiên của bạn một cách trọn vẹn.
Nếu như bạn mất toàn bộ răng hàm trên hoặc hàm dưới, phục hình cầu răng cố định có thể gắn trực tiếp trên các Implant. Số lượng Implant được quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể, nhưng thường thì cần từ 5-6 implan/1 hàm trên hoặc dưới.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.