Một số lưu ý về chăm sóc răng implant

Việc cấy ghép implant gần đây không còn là điều gì quá xa lạ với mọi người, Tuy nhiên, chi tiết về chi phí và cách chăm sóc răng sau khi cấy ghép implant lại là một vấn đề thường được băn khoăn khá nhiều.


1. Chăm sóc răng giả cố định cần dựa vào đặc điểm của răng
Răng giả cố định có thể chia làm 2 loại là: răng sứ chụp lên chân răng thật và răng sứ chụp lên trụ implant. Bởi cùng là răng sứ nên cách chăm sóc răng giả cố định không có gì khác nhau. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân thực hiện cấy ghép răng implant thì nên biết một số lưu ý chăm sóc răng giả trong thời gian đầu sau khi thực hiện cấy ghép implant.


Chăm sóc răng giả cố định cần dựa vào đặc điểm của từng loại răng
>>> Có nên làm răng implant

Ngay sau khi cấy ghép răng implant, việc chăm sóc và giữ gìn là điều hết sức cần thiết. Bởi khác với các cách trồng răng thông thường không có chân răng thật thay thế nên sau một thời gian bạn có thể bị tiêu hõm xương hàm khiến khuôn mặt bị già nua.
>>> Giá tiền làm răng giả
Còn với cấy ghép implant, trụ implant sẽ được đặt xuống nướu thay thế chân răng thật khắc phục được tình trạng xương hàm bị tiêu hõm, đồng thời độ bền chắc cũng hơn nhiều lần so với cách trồng răng thông thường.

Tuy nhiên, thời gian đầu khi trụ implant chưa tích hợp hoàn toàn thì việc chăm sóc răng giả cố định để tránh trụ bị đào thải và vết thương chưa lành bị chảy máu, sưng tấy lên là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, đặc điểm của răng giả là được làm từ chất liệu sứ hoặc kim loại và không có tủy nuôi sống. Vì thế chúng sẽ chịu tác động của axit do môi trường bên ngoài tác động vào nên việc chăm sóc răng giả cố định cần cẩn thận hơn so với răng thật rất nhiều.

2. Chăm sóc răng giả cố định ngay sau khi cấy ghép implant


Sau cấy ghép răng implant việc chăm sóc răng giả cố định là hết sức quan trọng

Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn tránh khỏi những biến chứng không mong muốn ngay sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép răng implant:

+ Ngay sau khi cấy ghép implant nếu vết thương bị sưng tấy, bạn có thể chườm đá lạnh hoặc chườm nước ấm để giảm sưng đau.

+ Nếu quá đau nhức không nên tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là aspirin bởi đó chính là nguyên nhân khiến nướu bị sưng đau, dẫn đến chảy máu kéo dài. Thay vào đó, đến bác sĩ nha khoa để thăm khám lại, tránh nguy cơ bị viêm nhiễm xương hàm.

+ Trong khoảng 1 tuần đầu tiên, nếu chăm sóc răng giả cố định bạn không được súc miệng bằng nước muối bởi sẽ gây xót nướu do vết thương chưa đóng lại.

+ Chú ý khi chải răng, tránh tác động mạnh đến răng giả, sử dụng chỉ nha khoa cũng tương tự. Đặc biệt bạn nên chú ý không dùng tăm nước trong tháng đầu tiên sau khi cấy ghép trụ implant.

+ Chế độ ăn uống không ăn đồ dai, cứng, dẻo dễ bám dính, đồ uống có cồn. Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

+ Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

3. Chăm sóc răng giả cố định giúp kéo dài tuổi thọ của răng
Thời gian về sau này khi răng giả đã ổn định, việc chăm sóc răng giả cố định bạn cần lưu ý về 3 vấn đề sau:

♦ Chăm sóc răng miệng

+ Chải răng hàng ngày như răng thật, để chăm sóc răng giả cố định bạn nên lựa chọn bàn chải lông mềm và chải nhẹ nhàng ở các bề mặt răng, hướng bàn chải vào trong một góc 45 độ và chải xoay tròn 360 độ tránh co kéo vừa không sạch lại vừa tổn hại men răng và nướu. 3 lưu ý chăm sóc răng giả cố định giúp kéo dài tuổi thọ nhất 3

Răng giả cần được vệ sinh hàng ngày đúng cách

+ Sau mỗi lần chải răng, bạn có thể dùng ngón tay mát xa dưới nướu răng giả để giúp máu lưu thông tốt hơn.

+ Có thể dùng bakingsoda chải răng 1 tuần/lần để giữ màu răng giả.

+ Súc miệng nước muối loãng hàng ngày để diệt khuẩn khoang miệng và phòng trừ các bệnh lý.

+ Sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm để loại bỏ sạch các mảnh vụn thức ăn còn sót lại.

♦ Chế độ ăn uống

+ Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, axit và tăng cười bổ sung chất xơ.

+ Không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, đồ quá cứng hoặc quá dai.


Ngoài ra, việc chăm sóc răng giả cố định không thể thiếu việc tái khám định kỳ tại nha khoa mà bạn đã trồng răng. Từ 3-6 tháng cần thăm khám một lần để nha sĩ kiểm tra tình trạng răng hiện tại. Nếu xảy ra bất kì triệu chứng gì, bác sĩ có thể có biện pháp khắc phục kịp thời.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.