Đa dạng phương pháp chữa bệnh sâu răng ở trẻ em cần thiết chữa trị triệt để

Các vi khuẩn sẽ tác dụng lên chất đường có trong mảng bám thức ăn, sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên các lỗ sâu màu đen.

Bệnh sâu răng ở trẻ em chớ nên coi thường bởi bệnh có thể gây hàng loạt các biến chứng nguy hiểm, đồng thời ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc sau này. Nếu phát hiện thấy con mình bị sâu răng, bạn nên tìm cách chữa bệnh dứt điểm càng sớm càng tốt. Cùng lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia về nguyên nhân và cách chữa bệnh sâu răng ở trẻ em nhé.

1. Bệnh sâu răng ở trẻ em xuất phát từ nguyên nhân nào?
Bệnh sâu răng ở trẻ em xuất phát chủ yếu từ việc vệ sinh răng miệng không tốt và thói quen ăn nhiều đồ ngọt của trẻ. Khi đó các mảng bám sẽ tồn tại nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm.
Ban đầu thì sâu răng chưa có biểu hiện cụ thể nhưng khi men răng và ngà răng bị phá hủy thì bệnh nhân có thể cảm nhận thấy những cơn đau nhức âm ỉ hoặc sắc nét, nếu sâu răng viêm tủy thì triệu chứng thường gặp nhất chính là những cơn đau giật cấp buốt lên tận óc.

2. Bệnh sâu răng ở trẻ em tại sao vẫn cần chữa trị sớm?
– Phần lớn trẻ em đều ưa chuộng những loại thức ăn nước uống chứa nhiều đường như: bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga…Đường có trong thực phẩm là tác nhân gây nên những lỗ sâu trên răng.
– Trẻ em là đối tượng chưa ý thức được việc vệ sinh răng miệng nên chất đường khi lưu lại trên thân răng chính là điều kiện cho vi khuẩn phát sinh và gây bệnh.
Về cơ bản, chữa sâu răng ở trẻ em cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Có khá nhiều cha mẹ có quan niệm răng trẻ em khi bị sâu không cần quan tâm, đặc biệt là răng sữa. Tuy nhiên, sâu răng sữa có thể gây nên rất nhiều hệ lụy sau này, nhất là khi răng sữa không thể bảo tồn mà bắt buộc phải nhổ bỏ:
+ Chân răng sữa bị sâu có thể ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn sau này. Khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ không có sự đều khít mà có thể bị khấp khểnh, đổ xiên.
+ Ảnh hưởng đến phát âm sau này của trẻ, không được tròn tiếng.
+ Việc ăn nhai sẽ kém đi, răng vĩnh viễn không chắc khỏe.

3. Điều trị cách nào triệt để bệnh sâu răng ở trẻ em?
Điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em sẽ được căn cứ vào mức độ và tình trạng sâu răng để có phương pháp thích hợp nhất.
+ Chớm sâu: Thông thường, đối với trường hợp răng chớm sâu, mới xuất hiện những đốm màu trắng hoặc hơi ngà vàng, chưa hình thành thì biện pháp tái khoáng tức là sử dụng các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào chỗ răng sâu. Cách thực hiện này khá đơn giản nên cha mẹ có thể đưa bé đến trung tâm nha khoa để thực hiện.
+ Sâu răng nặng: Khi sâu răng hình thành nên những lỗ sâu màu đen, gây đau nhức dữ dội cũng như gây vỡ mẻ răng thì điều quan trọng là nha sỹ cần thăm khám xem tình trạng sau có lan tới tủy hay không, nếu tủy bị viêm nhiễm thì cần điều trị nội nha trước tiên nhằm bảo tồn răng sau đó mới tiến hành trám.
Theo cách điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em thì thao tác nạo sạch vết sâu không thể bỏ qua nhằm loại bỏ hoàn toàn các mầm mống gây bệnh cũng như ổ vi khuẩn gây sâu răng.
Trám răng sẽ là cách điều trị sâu răng sữa ở trẻ em khá hiệu quả. Không phải hàn trám chỉ áp dụng đối với người trưởng thành mà phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện khi răng sữa bị sâu.
Khi vết sâu được làm sạch thì phần răng mất mô sẽ được trám bít vật liệu amalgam hoặc composite vào trong, tái tạo hình dáng và chiếu đen laser đông cứng vết trám. Cấu trúc răng sẽ được tái thiết và đau nhức răng cũng được hạn chế tối đa.

4. Chữa bệnh sâu răng ở trẻ em với trám răng Laser Tech
Hàn trám răng về bản chất chỉ là trám vật liệu vào chỗ răng sâu mà vật liệu trám thường có nguy cơ bong bật rất cao sau khoảng 1-2 năm, do đó muốn tạo độ bền chắc cho răng thì quan trọng nhất chính là cách thức hàn trám như thế nào. Tại nha khoa hiện nay đang áp dụng hàn răng sâu với công nghệ Laser Tech.

Công nghệ cho phép tái tạo hình dáng răng sâu chính xác hoàn toàn với sự hỗ trợ của thiết bị chuyên dụng

Hoàn toàn không tác động đến cấu trúc răng quá nhiều, do đó hạn chế đau nhức tối đa nhất, đặc biệt đối với trẻ em khi trám thao tác của nha sỹ sẽ nhẹ nhàng nhất, không đau nhức.

Nha khoa cũng tiến hành áp dụng quy trình khử khuẩn đảm bảo nhất hiện nay với máy ngâm khử trùng sử dụng dòng điện xoay chiều tạo dao động siêu âm, lò hấp vô trùng lập trình tự động Auto Clave – tiệt trùng dưới áp suất và nhiệt độ cao trong hơn 1h, dưới tác dụng của ánh sáng tia cực tím tất cả các thao tác điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Hàn trám răng về thực chất là cách hỗ trợ điều trị răng sâu hiệu quả nhưng không phải là cách điều trị răng sâu vĩnh viễn. Khả năng bị tái sâu răng ở trẻ em là khá cao nếu như bạn không có cách chăm sóc răng miệng tốt cho bé. Nên chú ý:

+ Hướng dẫn bé chải răng thường xuyên: Khi trẻ lên 3 tuổi là thời điểm thích hợp để tập cho bé làm quen với việc sử dụng bàn chải đánh răng và ý thức được việc chăm sóc răng miệng. Bạn nên chọn loại kem đánh răng và bàn chải thích hợp với độ tuổi của các cháu.
+ Các bậc phụ huynh cũng nên kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ. Nên tránh cho bé ăn nhiều đồ ngọt, mà thay vào đó là ưu tiên trái cây, rau của quả tươi. Sau kh ăn nên hướng dẫn trẻ súc miệng sạch.
+ Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm răng.

Hạn chế tình trạng bong tróc vết sâu do tăng cường hệ thống chân bám cực nhỏ lên trên bề mặt răng, tạo nên tính tương khớp vững chãi nhất giữa chất liệu trám và bề mặt răng. Nhờ đó tình trạng xoang trám bị rỗng, thấm nước hoàn toàn được khắc phục.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.