Nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì?

Răng hàm có nhiệm vụ khá quan trọng, đặc biệt là ăn nhai và chịu lực lớn nhất từ những lần cắn. Việc nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không còn là "dấu chấm hỏi" của nhiều khách hàng. Nếu bạn đang có ý định nhổ bỏ răng hàm thì hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không?
nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không?


Điều trị để bảo tồn là mục đích tiên quyết mà cả bác sĩ và bệnh nhân phải hướng tới. Chỉ nhổ răng khi răng đã bị tổn thương nặng nề, gây nhiễm trùng, không thể giữ lại được.


Ở những tình huống sâu răng lớn như thế này vẫn có thể điều trị phục hôi, không nên nhổ bỏ


Tuy nhiên, khi tình trạng răng sâu đã nặng nề thì bắt buộc phải nhổ bỏ. Nếu không nhổ và không được nhổ kịp thời, ổ nhiễm trùng này có thể lan rộng và gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.

>>Tìm hiểu thêm: Mọc răng khôn khi mang thai

Những răng sâu lớn như thế này sẽ phải nhổ bỏ


Răng được chứa đựng trong xương ổ răng. Và cả hàm răng được chi phối bởi cùng một dây thần kinh ngoại vi. Từ sợ thần kinh chung này sẽ đi vào từng răng ở cuống răng (điểm tận cùng của chân răng). Dây thần kinh này thường tổn thương do va đập mạnh, do nhiễm trùng (ví dụ như nhiễm trùng do sâu răng,...). Nhổ răng hầu như không gây ảnh hưởng - Tất nhiên trong tất cả mọi lĩnh vực nói chung và trong nha khoa - y khoa nói riêng, không thể sử dụng từ 'tuyệt đối' được. Chỉ có thể nói rằng, nhổ răng ít ảnh hưởng tới hệ thần kinh hàm mặt thôi, chứ không thể khẳng định rằng hoàn toàn không gây ảnh hưởng.

Với trình độ hiện nay của bác sĩ cộng với sự hỗ trợ của máy mọc hiện đại, thuốc tốt nên việc nhổ răng hầu như không đau như nhiều người vẫn lo sợ.

Trong quá trình điều trị, tại Nha khoa Bá Lân - 126, chúng tôi có trang bị thiết bị xem phim, nghe nhạc trên ghế điều trị, giúp bệnh nhân thư giãn tối đa và giảm hầu hết mọi tiếng ồn (tiếng máy khoan) trong quá trình điều trị.
Vấn đề đặt ra sau khi nhổ răng là sẽ làm cho hàm răng bị xô lệch, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng ăn nhai sau này. Em có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vấn đề này tại đây nhé.

Vì vậy, răng sau khi buộc phải nhổ bỏ nên trồng lại răng mới bằng một số phương pháp điều trị như cấy ghép implant hoặc làm cầu răng sứ. Em có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về từng phương pháp điều trị tại đây nhé.


Khi bị mất răng, các răng còn lại trên cung hàm sẽ bị xô lệch nghiêm trọng

Răng sẽ có xu hướng xâm lấn vào khoảng trống mất răng. Trên hình ảnh biểu thị răng hàm trên bị trồi dài, xâm lấn xuống khoảng trống bên dưới vì răng hàm dưới bị mất

Quay trở lại trường hợp của em, răng bị đau nhức có nghĩa là tủy răng đã bị nhiễm trùng. Tùy thuộc vào hình dáng và sự tổn thương của mô cứng của răng hiện tại mà răng sẽ được chỉ định giữ lại điều trị (chữa tủy sau đó trám hoặc bọc mão sứ) hoặc phải nhổ bỏ để loại bỏ sự tồn tại của vi khuẩn thì sự nhiễm trùng sẽ có thể tiếp tục gây ra những biến chứng khác nguy hiểm hơn cho sức khỏe răng miệng. Em có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về những biến chứng nguy hiểm do viêm răng gây nên tại đây nhé.

Tủy răng bị nhiễm trùng thì cần phải chữa trị trực tiếp trên răng mới hết đau nhức, không có thuốc gì uống để hết được.

>>Bài viết hữu ích: Rang sau bi vo phải làm sao

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì không rồi phải không nào. Chúc bạn sớm sở hữu hàm răng thật khỏe mạnh.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.