Răng bị mảng bám đen phải làm sao?

Mảng bám răng là một màng mỏng không màu. Vi khuẩn có hại trong khoang miệng gây sâu răng và viêm nướu liên tục bám vào bề mặt răng và dọc theo đường viền nướu chân răng thông qua mảng bám răng. Cao răng là hình thức mảng bám không được loại bỏ bằng cách đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa thích hợp lâu ngày đóng cứng lại (vôi hóa) và bám dính vào men răng, dưới đường viền nướu, sâu trong túi lợi.


>>Nha khoa nào tốt tại quận 6
>>Nha khoa tốt nhất tại quận 9

1, Dấu hiệu

Mảng bám chứa đầy vi khuẩn không ngừng phát triển và không dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Mảng bám răng nếu không được làm sạch xung quanh nướu có thể gây viêm và kích ứng cho nướu răng xung quanh. Những triệu chứng viêm nướu (viêm lợi) do mảng bám gây ra thông thường là nướu sưng đỏ, đau tấy và chảy máu chân răng. 


Nếu viêm nướu răng không được điều trị, nó có thể tiến triển thành bệnh nha chu và nghiêm trọng hơn là gây mất răng. Không giống như các mảng bám, cao răng là sự tích tụ vôi hóa nên khá dễ dàng để phát hiện. Các dấu hiệu thường gặp nhất của cao răng là những mảng vôi màu vàng hoặc nâu giữa các kẽ răng, trên bề mặt nhau hoặc ở dưới chân răng. Cách duy nhất để loại bỏ cao răng hoàn toàn là đến trung tâm nha khoa để được làm sạch chuyên nghiệp.

2, Nguyên nhân

Rất nhiều mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong khoang miệng sau khi bữa ăn kết thúc tạo thành một lớp màng nhầy trong là mảng bám răng. Vi khuẩn phát triển mạnh trên những mảng bám này này đặc biệt là các loại chứa đường và carbohydrate sẽ giải phóng axit tấn công men răng, ngà răng. Mảng bám răng nếu lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ bằng các phương pháp đánh răng, súc miệng, dùng chỉ nha khoa thì sẽ bị vôi hóa trở thành cao răng. Diện tích cao răng càng lớn thì khả năng phát triển bệnh lý càng lớn, vi khuẩn có thể lây nhiễm đến mô nướu, ăn sâu vào tủy răng và phá hoại xương hàm nâng đỡ răng (áp xe ổ chân răng, viêm tủy…)

3, Phòng ngừa

Để ngăn chặn sự tích tụ mảng bám răng và cao răng thực ra rất dễ dàng nếu bạn biết cách chăm sóc vệ sinh răng miệng thích hợp.

Hãy chắc chắn thực hiện những việc sau đây:
Chải răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần/ ngày trong 2 phút để loại bỏ triệt để các mảng bám từ tất cả các bề mặt của răng. Tốt nhất là đánh răng ngay sau khi ăn.
Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vụn thức ăn giắt trong kẽ răng, bám dưới nướu, nơi mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới được.
Hạn chế thực phẩm chứa đường hoặc tinh bột.
Tuân thủ lịch khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để răng được làm sạch chuyên nghiệp, đồng thời thăm khám để phát hiện sớm – điều trị kịp thời bệnh lý răng.
Một khi đã hình thành cao răng thì nên trực tiếp đến trung tâm nha khoa để được làm sạch một cách chuyên nghiệp.

4, Điều trị

Mảng bám răng và cao răng chỉ có thể được làm sạch bằng phương pháp chuyên nghiệp tại trung tâm nha khoa. Các nha sĩ hoặc chuyên viên sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng đặc biệt để loại bỏ cao răng và mảng bám trên bề mặt cũng như dưới nướu. Những dụng cụ cầm tay này thường được gọi là scalers và curettes. Trước đây Scalers theo phương pháp cũ rất dễ gây tổn thương đến nướu và gây chảy máu, dẫn đến quan niệm sai lầm của một số người là lấy cao răng có hại cho răng.

Tuy nhiên sự thật ngược lại lấy cao răng là cần thiết để đảm bảo cho vệ sinh răng miệng được sạch sẽ, răng nướu chắc khỏe ngăn ngừa các loại bệnh lý. Hiện tại lấy cao răng đã hiện đại hơn rất nhiều và phổ biến với phương pháp lấy cao răng siêu âm. Sóng siêu âm cùng tần số rung động ở đầu scalers kết hợp với tinh thể muối khoáng sẽ làm tan cao răng, đặc biệt êm dịu, không gây chảy máu.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.