Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-tham-my. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng sâu quá nặng phải nhổ đúng không?

Trường hợp răng sâu vẫn còn có thể bảo tồn, chưa gây áp xe xương ổ răng thì nha sỹ sẽ cố gắng khôi phục một cách tối đa. Tình trạng đau nhức kéo dài thành từng cơn, thậm chí buốt lên tận óc của bạn có thể là do răng bạn đã sâu quá nặng và gây viêm tủy răng.

Các mức độ sâu răng
Bị sâu răng cả hàm chữa ra sao
Sâu răng hàm rất nặng có nên nhổ không? Trong nha khoa, bảo tồn răng được coi là nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh lý bởi sau khi mất răng thì phương pháp phục hình sẽ khá tốn kém, đó là chưa kể đến việc khó khăn khi phục hình cho răng hàm. Nếu làm cầu răng cho răng hàm thì hiệu quả không cao khi cần mài cùi răng bên cạnh để làm trụ cho dải cầu răng đặt bên trên, dần dần răng hàm sẽ bị yếu đi và khả năng ăn nhai sẽ bị giảm sút.

Khi đó, nha sỹ cần tiến hành điều trị nội nha lấy tủy trước tiên để không gây viêm nhiễm lan rộng ra xương hàm và các răng kế bên. Bọc sứ là sẽ giải pháp bảo tồn răng tối đa trong trường hợp này do vết sâu quá lớn, gây vỡ mẻ nhiều thì hàn răng thường không hiệu quả. Bạn sẽ mất vài ngày để điều trị bệnh lý cũng như bọc sứ cho răng sâu.



Với trường hợp vết sâu đã quá lớn, gây nhiễm khuẩn và răng đã lung lay hoặc chỉ còn chân răng không thể bảo tồn thì tốt nhất bạn nên nhổ bỏ răng để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Thao tác nhổ răng cũng không quá phức tạp với sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị hiện đại. Nha sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng răng, vị trí, hình dạng của răng trước khi nhổ.

Thao tác gây tê cũng sẽ được tiến hành nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nhiều trong quá trình nhổ răng, sau đó bạn nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc cũng như kiêng kỵ thì sau một thời gian vết thương sẽ lành.

Tuy nhiên, răng hàm sau khi nhổ thì khả năng ăn nhai cũng kém đi khá nhiều, do đó, trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant sẽ được khuyến khích trong trường hợp này. So với làm cầu răng thì làm implant không tác động tới các răng kế bên nên có thể bảo tồn răng một cách tối đa và hạn chế được tình trạng tiêu xương do trụ implant cắm xuống xương hàm, tạo lực tác động ổn định nên có thể duy trì mật độ xương hàm gần như ban đầu.

Làm gì khi răng sâu bị vỡ lớn?


Rang sau bi vo nguyên nhân là gì? Cách khắc phục hiệu quả trường hợp này như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.



1. Răng sâu bị vỡ lớn xuất phát từ đâu?

Răng bị sâu có nguyên do chủ yếu xuất phát từ sự hoạt động của vi khuẩn có tên là Streptococcus Mutans trong khoang miệng. Các vi khuẩn này thường lưu trú trên những mảng bám cao răng không được làm sạch. Chúng sẽ sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Chính các acid này sẽ hòa tan men răng và ngà răng khiến cho phần thân răng bị sâu.

Răng sâu bị vỡ lỡn có thể gây nên chảy máu, sốt hoặc ê buốt răng
Răng sâu bị vỡ lỡn có thể gây nên chảy máu, sốt hoặc ê buốt răng

Khi vi khuẩn tồn tại càng nhiều thì tình trạng sâu càng nặng. Cùng với cảm giác sâu răng đau buốt và răng sâu bị chảy máu thì tình trạng phá hủy mô răng đã khá nghiêm trọng. Dần dần răng sâu bị vỡ lớn, phần mô răng sẽ bị ăn mòn dần tới tủy gây sốt, chảy máu cũng như buốt nhói lên tận óc. Từ đây, các biến chứng cũng có thể xuất hiện.

2. Làm gì khi răng sâu bị vỡ lớn gây đau buốt và chảy máu?


Bảo tồn răng là nguyên tắc đầu tiên cần phải tuân thủ khi điều trị bệnh lý nha khoa. Với những răng bị vỡ mẻ nhỏ, vết sâu chưa nghiêm trọng thì có thể dùng vật liệu nha khoa để trám bít lại. Tuy nhiên, trường hợp răng sâu bị vỡ lớn gây đau buốt và chảy máu thì hàn răng không mang lại hiệu quả, dễ bị bong tróc, thì các biện pháp bạn nên thực hiện để giải quyết triệt để vấn đề sâu răng như sau:


Khi tủy răng bị viêm cần điều trị nội nha trước tiên

 Tiến hành nạo vết sâu cần thực hiện trước tiên để loại bỏ hoàn toàn các mô răng chứa vi khuẩn, tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú gây bệnh trở lại.

 Cần tiến hành hỗ trợ điều trị tủy nếu có để bảo tồn chân răng.

 Bước cuối cùng sẽ tiến hành tái tạo mô răng, khắc phục khiếm khuyết hình thể răng bằng cách hàn trám và bọc răng sứ để giúp răng lấy lại vẻ thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt nhất.

Việc phát hiện và có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời khi sâu răng bị vỡ lớn là rất cần thiết để bảo tồn răng thật tối đa. Nếu không được chữa trị sớm, tình trạng sâu răng có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây viêm tủy, áp xe răng và làm mất răng vĩnh viễn.


3. Răng sâu bị vỡ lớn có phải nhổ không?
Trường hợp răng sâu quá nặng , răng sâu bị vỡ lớn không thể bảo tồn thì bắt buộc bạn phải nhổ bỏ răng sâu để tránh biến chứng. Thông thường, khi phần răng sâu mất nhiều mô, vi khuẩn sẽ xâm lấn đến ống tủy, gây kích ứng và viêm tủy cấp. Biểu hiện cụ thể của trường hợp này là cảm giác đau buốt dữ dội, kéo dài thành từng cơn, nhói lên tận óc, đặc biệt là về đêm.

Khi phần răng răng bị mất mô quá nhiều, bị lung lay và không thể tiến hành bảo tồn cũng như viêm tủy gây áp xe thì nhổ bỏ là điều cần thiết phải thực hiện càng sớm càng tốt. Biến chứng của tình trạng này không chỉ gây mất răng mà còn viêm nhiễm đến phần xương hàm và làm lung lay các răng kế bên.

Trên đây là những chia sẻ về trường hợp răng sâu vỡ lớn, hy vọng có thể giúp bạn khắc phục trường hợp này cho mình.

Nhổ răng sữa đúng cách cho bé tại nhà


Răng sữa của bé thường sẽ tự lung lay để nhường vị trí cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên cần có cach nho rang sua hợp lý để tránh gây đau cho bé. Dưới đây là những lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại nhà.

Cách nhổ răng sữa cho bé


Khi nào nên thực hiện nhổ răng sữa tại nhà?

Đầu tiên, phụ huynh phải nhớ rằng chỉ được nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà còn tất cả các vấn đề về răng vĩnh viễn như gãy chân, sâu răng,.. thì phải đưa bé đến phòng khám nha khoa để kiểm tra ổ răng, tình trạng răng miệng và có phương pháp điều trị thích hợp.
Răng sữa của bé cần phải thay khi nào?

Răng sữa khi đến tuổi phải thay răng thì sẽ tự động lung lay để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Việc thay răng của bé cũng tuân theo một quy luật đặc biệt là răng sữa sẽ tự tiêu chân, thân răng lung lay. Răng lung lay được nhiều thì bạn có thể nhổ răng sữa cho trẻ hoặc răng tự rụng mà không cần phải nhổ
STT THỨ TỰ THAY RĂNG SỮA ĐỘ TUỔI BÉ THAY RĂNG
1 Răng cửa giữa 5 – 7 tuổi
2 Răng cửa bên 7 – 8 tuổi
3 Răng hàm sữa thứ nhất 9 – 10 tuổi
4 Răng nanh sữa 10 – 11 tuổi
5 Răng hàm sữa thứ hai 11 – 12 tuổi


Tuy nhiên cũng có nhiều bé răng đã lung lay nhưng không chịu rụng nên cần có tác động bên ngoài để nhổ răng nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì việc thay răng ở các bé có thể sớm hoặc chậm hơn so với thời gian trên từ 6 – 12 tháng đều không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
Nhổ răng sữa an toàn tại nhà

Khi thấy răng sữa của bé lung lay mà không có ngoại lực nào tác động thì tức là răng vĩnh viễn đã và đang mọc lên bên dưới. Lúc này, bạn có thể dùng ngón tay nhẹ nhàng lung lay chiếc răng này để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Lập đi lập lại động tác này mỗi ngày cho tới khi chỉ cần 1 lực nhẹ thì răng cũng có thể rụng.

Trong khi nhổ răng, cha mẹ nên đánh lạc hướng sự chú ý của bé để việc này diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Bạn nên rửa tay thật sạch và thực hiện với thao tác dứt khoát. Tuy nhiên khi cảm thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố vì sẽ khiến bé đau đớn, nhiễm trùng răng, chảy máu kéo dài hay sót chân răng.
Những điều cần lưu ý khi nhổ răng sữa
Khi răng sữa của bé mới bắt đầu lung lay, bạn rửa tay thật sạch và dùng lực nhẹ rồi tăng dần nhưng phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé.
Khi răng lung lay chưa đủ lớn tuyệt đối không được nhổ vì sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong bé.
Cho bé súc miệng bằng nước muối sau khi lay răng và hàng ngày sau khi nhổ răng.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho bé ăn các thực phẩm mềm như súp, cháo,…không cho bé ăn các thực phẩm cứng, nóng, lạnh, chua, ngọt.


Việc nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ cần cân nhắc và thực hiện đúng cách, hợp vệ sinh để không gây hại cũng như nguy hiểm cho bé. Có không ít trường hợp nhổ răng khiến bé đau đớn, không cầm được máu, bị viêm nhiễm. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để nhổ răng. Chỉ có bác sĩ mới biết phải làm những gì với chiếc răng cần nhổ của bé và cũng chỉ có họ mới lường trước được những tình huống phát sinh có thể xảy ra và có giải pháp phù hợp.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bậc phụ huynh khi nhổ răng sữa cho bé nhà.

Ăn gì khi mọc răng khôn để đảm bảo sức khỏe


Ăn gì khi mọc răng khôn để không bị đau nhức răng mà vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn thỏa đáp những thắc mắc trên.


mọc răng khôn nên ăn gì
mọc răng khôn nên ăn gì?

Răng khôn là răng hàm số 8, răng hàm lớn thứ 3 trong cùng mỗi hàm và cũng là răng cối mọc sau cùng ở người trưởng thành. Độ tuổi mọc răng khôn thường dao động từ 17 – 25 tuổi. Khi răng khôn mọc gây ra không ít phiền toái, những cơn đau nhức âm ỉ bất thường, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và có thể làm thay đổi cuộc sống thường nhật của người bệnh.

Mọc răng khôn ăn gì?

Thậm chí, biến chứng răng khôn mọc lệch lạc còn gây không ít phiền toái như: Gây sâu răng số 7, gây bệnh lợi trùm, làm xô lệch toàn hàm răng, gây yếu cung hàm… Bên cạnh việc chăm sóc răng thì việc lựa chọn những thực phẩm cần thiết vừa giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến răng khôn là một việc làm cần thiết mà bạn nên lưu ý.

Mọc răng không nên ăn gì?

Khi mọc răng khôn ăn gì? Đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Khi mọc răng khôn, bạn nên lưu ý trong ăn uống như sau:

– Khi bị đau răng nên tránh những thức ăn cay, nóng


Đồ cay, nóng là những thực phẩm không nên ăn khi mọc răng khôn

– Thức ăn nên tránh: Đồ ăn cứng, cay, nóng. Xôi nếp, thịt gà theo kinh nghiệm dân gian là gây sưng, phù nề. Do đó, bạn nên tránh…

>>Tìm hiểu thêm: Nho rang xong nen an gi

MỌC RĂNG KHÔN ĂN GÌ?

Khi mọc răng khôn bạn nên lưu ý ăn những thực phẩm mềm, lỏng dễ nuốt và dễ nhai nuốt tiêu hóa như cháo, súp, sữa, các loại canh..v..v. Để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất bạn có thể ăn cháo thịt kèm theo rau cắt nhỏ. Bên cạnh bữa ăn hợp lý, bổ sung thêm các Vitamin và khoáng chất cho cơ thể cũng là việc làm cần thiết. Bạn nên uống thêm các loại nước hoa quả, hay nước ép sinh tố để giúp bạn hạ nhiệt hiệu quả, giai đoạn này bạn có thể ăn các rau quả có tính mát giúp cơ thể hạ nhiệt.


Nên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa khi mọc răng khôn

Để những cơn đau nhanh chóng chấm dứt bạn nên đến với bác sĩ nha khoa, bạn sẽ được ác bác sĩ đưa ra những lời khuyên tốt cho trường hợp của bạn. Ngoài ra, khi đau bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ để cơn đau thuyên giảm.

Ngay khi cơn đau trở nên nghiêm trọng thì bạn nên đến trung tâm nha khoa để được bác sĩ kiểm tra

Khi những cơn đau giảm dần, bạn nên ăn uống bình thường trở lại để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên để tránh không làm vị trí mọc răng khôn bị sưng đau, bạn nên hạn chế ăn đồ quá cứng. Đặc biệt, với những trường hợp có cơn đau kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra những dấu hiệu bất thường.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn lựa chọn thực đơn tốt cho sức khỏe trong giai đoạn vừa mọc răng khôn.

>>Bài viết hữu ích: Mọc răng khôn khi mang thai
Được tạo bởi Blogger.