Nếu bạn đang bị đau nhức bởi răng sâu, mà lại không có thời gian ra các trung tâm nha khoa để chữa trị, thì các bạn có thể áp dụng một số cách chữa trị sâu răng hiệu quả dưới đây. Tuy đây không phải là những biện pháp tối ưu nhất, nhưng nó cũng mang lại hiệu quả cao nếu như bạn áp dụng đúng cách.
Do đâu mà chúng ta bị đau răng?
Sâu răng: Phổ biến nhất cho các trường hợp đau răng là bị sâu răng. Sâu răng là một căn bệnh rất phổ biến và không giới hạn độ tuổi, sâu răng có thể xảy ra với các trẻ nhỏ, thanh thiếu niên hoặc người lớn tuổi. Sâu răng có thể làm cho răng bạn đau buốt khi ăn các thức ăn nóng và quá lạnh hoặc khi chúng ta gõ nhẹ vào răng sẽ có cảm giác tê buốt khó chịu.
Chăm sóc răng: do bạn không đánh răng đúng cách và do bạn ăn đồ ngọt sau bữa ăn nhưng lại không đánh răng thì nguyên do có thể xảy ra sâu răng còn có thể là cơ thể bạn thiếu hụt canxi làm cho chân răng yếu dần mà bị sâu răng.
>> Xem thêm: Chữa trị rang sau co lo như thế nào?
Viêm nướu: Do nướu bị viêm làm sưng các mô mềm xung quanh nướu răng, các mô này sưng to nâng chân răng của chúng ta lên. Nướu bị viêm do các mảng bám thức ăn bám vào đường viền quanh nướu làm cho nướu nhiễm trùng dẫn đến sưng tấy. Các dấu hiệu đầu của bệnh viêm nướu là chảy máu xung quanh nướu nhưng không gây nên cảm giác đau nhức, nếu gây đau là trường hợp nhiễm trùng nặng làm vỡ xương chân răng. Vi khuẩn sẽ lan rộng và phá hủy tiếp xương chân răng, gây đau nhức
Nhạy cảm chân răng: Chân răng bị lộ do độc tố vi khuẩn khiến răng nhạy cảm với các đồ ăn nóng, lạnh và chua.
Hội chứng răng bị nứt: Khi răng cắn phải một vật cứng có lẫn trong thức ăn như đá, kẹo cứng, sạn, chì… gây nứt răng. Khi nhai hoặc chạm vào vết nứt răng gây đau dữ dội. Hội chứng này không liên quan đến viêm nướu và sâu răng.
Hội chứng khớp thái dương hàm: Các bệnh của khớp thái dương hàm có thể gây đau, thường ở phía trước 1 hay 2 tai. Khớp thái dương hàm giữ hàm dưới ăn khớp với sọ. Đau ở khớp này có thể gây ra bởi chấn thương cấp tính (như cú đấm vào mặt), viêm hay viêm khớp thoái hoá, hay bởi xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi bệnh nhân nhai hoặc nuốt.
>> Sau rang gay viem xoang thì phải làm sao?
Một số cách chữa đau răng sâu tại nhà hiệu quả
Có rất nhiều cách để chữa đau răng nhanh nhất và mang lại hiệu quả cao nhất mà bài viết sẽ hướng dẫn cho các bạn dưới đây. Áp dụng các bài thuốc chữa bệnh đau răng dưới đây để điều trị
1. Sử dụng trái bồ kết để chữa đau răng:
– Ngoài công dụng làm tóc chúng ta đen óng và mượt mà, còn một công dụng nữa mà bạn có thể chưa biết là nó có thể giúp chúng ta chữa bệnh đau răng nhanh nhất. Đây là loại rất quen thuộc, dễ tìm và rất rẻ.
– Lựa chọn những trái bồ kết khô đen, nướng bồ kết và nghiền nhỏ bồ kết đã nướng với diêm sinh (chúng ta có thể lấy diêm sinh từ các đầu que diêm) sau đó đem ngâm với rượu trắng liều lượng cô đặc. Đem đun hỗn hợp trên với lửa thật nhỏ khoảng 10 phút
# Cách dùng:
Ngậm hỗn hợp vào chỗ răng bị đau trong 15 phút sau đó nhổ răng. Lưu ý không được nuốt. Lập đi lập lại 2-3 lần/ngày.
2. Sử dụng cúc áo hoa vàng để điều trị:
Được biết đến với nhiều công dụng như trị cảm cúm, ho gà, sổ mũi và giảm đau. Cúc áo hoa vàng là một loại thảo dược vô cùng hữu ích trong việc trị đau răng. Vậy công thức trị đau răng như thế nào.
Một ít bông cúc áo hoa vàng đem rửa sạch ngâm với rượu. Khi bị đau răng các bạn có thể ngậm trong vòng ít phút khi nào giảm đau có thể nhổ ra. Bạn có thể sẽ thấy tê lưỡi khi ngậm loại hoa này. Cúc áo hoa vàng là một loại thực vật có tinh dầu chứa spilanthol; còn có sterol và một polysaccharid không khử có vị cay đắng có ít độc, có thể làm tê lưỡi, tính ấm
Công dụng:
Giúp làm giảm cơn đau răng nhanh chóng có thể thay thế cho việc sử dụng thuốc kháng sinh
3. Bài thuốc từ gừng:
Dùng gừng tươi đem giã nát sau đó đắp lên vùng răng bị đau, cách này sẽ giúp giảm đau. Cứ tiếp tục làm như thế trong vài ngày răng bạn sẽ giảm đau hiệu quả.Tuy bài thuốc này có công dụng rất tốt cho việc chữa bệnh đau răng nhưng chúng ta cũng cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Không nên sử dụng gừng thường xuyên và với liều lượng cao cho người bị bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường.
– Không nên dùng gừng với thuốc aspirin nếu trường hợp các bạn cần sử dụng thuốc aspirin thì nên dùng cách sau đó 4 giờ.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét