Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-ly-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Làm gì khi có hiện tượng viêm chân răng ở trẻ em

Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm thường gặp ở người lớn, tuy nhiên củng không hiếm gặp ở trẻ em. Khi bị viêm chân răng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần nên lưu ý những vấn đề sau.

1. Viêm chân răng ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Nướu răng là phần mô mềm bao quanh chân răng bên cạnh hệ thống dây chằng nha chu. Bệnh về viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng.

Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám trên răng và cao răng. Vi khuẩn sẽ phát sinh trên các mảng bám này và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến nướu. Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm nướu sẽ chuyển thành viêm chân răng, viêm nha chu rất nguy hiểm. Khi viêm nướu diễn tiến thành viêm chân răng thì quá trình điều trị cũng phức tạp hơn.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác dẫn đến viêm chân răng như tình trạng dinh dưỡng kém, trẻ đang sốt vì mắc bệnh lý toàn thân, đang dùng thuốc chống động kinh.

Nướu của trẻ bình thường có màu hồng nhưng khi mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nướu, viêm chân răng thì sẽ chuyển sang màu đỏ kèm theo sưng tấy. Viêm chân răng ở trẻ em không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà bệnh bên trong vẫn âm thầm phát triển. Sau đó một thời gian, bệnh sẽ phát lại theo cấp độ nặng hơn, dài ngày hơn. Đến một thời điểm nào đó, bệnh phát nặng sẽ không tự thuyên giảm nữa.

Ở giai đoạn đầu của bệnh lý thì hiện tượng chảy máu chân răng sẽ xảy ra kèm theo hôi miệng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé bạn nhận thấy dấu hiệu này thì không nên coi thường. Khi bệnh viêm chân răng đã phát triển nghiêm trọng thì phần nướu sẽ có xu hướng tách khỏi răng gây tụt lợi, răng có cảm giác như dài ra. Vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập tiết ra độc tố tạo thành các túi mủ, gây tiêu xương răng cũng như phá hủy các tổ chức dây chằng nha chu xung quanh răng.

viêm chân răng ở trẻ em
Viêm chân răng ở trẻ em không nên xem nhẹ

>> Thuốc điều trị chảy máu chân răng

2. Trẻ bị viêm chân răng điều trị như thế nào?

Khác với người lớn, điều trị viêm chân răng ở trẻ sẽ phức tạp hơn bởi trẻ nhỏ chưa có ý thức về răng miệng nhiều và việc sử dụng thuốc cho bé cũng cần hạn chế. Các bậc cha mẹ nên lưu ý không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần cho bé đi khám bác sĩ và chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sỹ.

tickĐể điều trị viêm chân răng ở trẻ em, có thể bác sĩ sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Lấy cao răng cho trẻ em, đặc biệt là với trẻ mới mọc răng sữa là không khả thi, do đó biện pháp vệ sinh hàng ngày sẽ có ý nghĩa quyết định đến việc hỗ trợ điều trị tình trạng trẻ bị viêm chân răng. Hãy dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước sôi để nguội, chà vào răng và nướu của bé. Động tác này phải thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc miệng và tránh làm bé buồn nôn.

Khi trẻ được 3 tuổi, cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em, chải răng ngày hai lần sau bữa ăn để tránh tình trạng bé bị viêm chân răng quá sớm. Hướng dẫn bé súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm và giúp tiêu sưng.

Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng tránh tình trạng bé bị viêm chân răng

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng thì bạn cũng nên tăng cường các loại vitamin cho bé thông qua các thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe răng miệng. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường. Trong thời gian viêm nhiễm chân răng, tránh các thức ăn quá cứng hoặc dai.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào các bệnh về viêm chân răng ở trẻ em, cần đưa trẻ thăm khám và không dùng các biện pháp chữa trị theo cách dân gian. Tốt nhất nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Nhận biết đúng về hiện tượng chảy máu chân răng

Hiện tượng chảy máu chân răng luôn là một trong những thắc mắc được gửi đến rất nhiều tại các trung tâm nha khoa. Vì sao lại có hiện tượng đó, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy củng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!

Mỗi khi ban đánh răng thường thấy có máu lẫn trong bọt kem, nhiều lúc bạn bỏ qua hiện tượng này hoặc cho đó là việc bình thường vì nghĩ rằng do mình chải răng quá mạnh. Nhưng sẽ là bất thường nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên và nặng hơn là máu chảy tự nhiên, khi đó bạn sẽ thấy tanh trong miệng. Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng,….ngoài ra còn có các triệu chứng khác kèm theo như hôi miệng, ngứa lợi, sưng lợi, lợi đỏ tấy.

Cần biết rõ nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng
Nguyên nhân gây ra
Nguyên nhân chủ yếu là do viêm lơi, viêm quanh răng,. Do tình trạng nha chu bị tổn thương khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, xung huyết nên khi đánh răng gây rác động sẽ bị chảy máu. Việc vệ sinh răng miệng kém, không lấy cao răng,…dẫn đến viêm lợi và biến chứng chảy máu răng khi đánh răng.

Ngoài ra còn có 1 nguyên nhân nguy hiểm nhưng ít gặp hơn đó là do xuất huyết giảm tiểu cầu. Kèm theo đó là sốt và xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da dù có làm căng da, cấu véo cũng không biến mất.
Mức độ nguy hiểm

chảy máu chân răng khi đánh răng

>> Cách trị bệnh chảy máu chân răng
Mức độ nguy hiểm sẽ tùy theo từng loại bệnh, với các bệnh đơn thuần như viêm lợi, viêm quanh răng thì không quá nguy hiểm vẫn có thể điều trị và phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng và có biện pháp phòng ngừa thì cũng sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ như: rụng rặng, tụt lợi,….

Còn với bệnh suy giảm tiểu cầu thì rất nguy hiểm, tốt hơn hết bạn cần đi xét nghiệm máu để có phương hướng điều trị tốt nhất.
Cách điều trị và phòng ngừa
Cách điều trị:

Khi có hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng, miệng hôi, lợi bị sưng đỏ,.. thì nên đến các phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng, làm sạch răng. Sử dụng các thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn

Phòng ngừa

Tạo thói quen đánh răng sau khi ăn, ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sử dụng bàn chải cọ mềm, không đánh răng quá mạnh, đánh đúng cách.
Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ triệt để vi khuẩn và các mảng bám.
Sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn bị mắc trong kẽ răng.
Ăn uống đủ chất nhất là vitamin C.
6 tháng 1 lần nên đi khám răng, lấy cao răng 3 tháng 1 lần.
Việc bảo vệ răng miệng là 1 việc làm cần thiết mà chúng ta nên hành động ngay từ bây giờ.

Nắm rõ được nguyên nhân của hiện tượng chảy máu chân răng chính là cách tốt nhất để loại bỏ được nỗi lo lắng này.

Được tạo bởi Blogger.