Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thời điểm tốt niềng răng cho trẻ có hiệu quả

Có thể lấy mốc tuổi chung nhất để áp dụng là khi trẻ khoảng 6 – 7 tuổi, khi chiếc răng cấm vĩnh viễn đầu tiên mọc lên. Nha sĩ có thể chỉ định cho trẻ đeo các khí cụ giúp ổn định và phát triển xương hàm để các răng có khoảng trống mọc lên, giảm thiểu tình trạng răng mọc lệch tối đa

NIỀNG RĂNG TRẺ EM THỰC HIỆN TỪ LÚC MẤY TUỔI?
Với niềng răng, thực hiện càng sớm sẽ càng có lợi cho ca điều trị. Vì thế, niềng răng trẻ em có thể thực hiện khi trẻ bắt đầu thay răng. Khi thấy bất cứ dấu hiệu răng mọc lệch lạc nào, cha mẹ nên đưa con mình đi khám nha sĩ sớm để niềng răng can thiệp điều chỉnh răng lệch lạc.

Niềng răng là cách cha mẹ giúp các con có được một hàm răng đều đặn cân đối khi trưởng thành. Hàm răng đẹp sẽ giống như một món quá ý nghĩa nhất mà bạn có thể tặng cho tương lai của con cái. Niềng răng trẻ em được khuyến khích bởi các chuyên gia nha khoa hàng đầu.
TẠI SAO NÊN NIỀNG RĂNG TRẺ EM SỚM?
Nhiều người vẫn nghĩ nên đợi cho trẻ thay răng hoàn toàn mới niềng răng vì lúc đó mới đủ các răng vĩnh viễn để niềng chỉnh. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác.

Việc niềng răng khi răng vĩnh viễn đã mọc đủ thì cũng đồng nghĩa với việc xương hàm đã tương đối ổn định, những sai khác ở răng cũng đã được định hình. Cho nên việc điều trị vẫn gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, nếu niềng chỉnh khi chiếc răng đầu tiên được thay, hàm răng của trẻ sẽ được định hình ngay từ đầu, giúp cho quá trình thay răng diễn ra đúng thời điểm, mọc đúng hướng và chiều răng. Vì thế, nhiều khả năng khi trẻ thay răng vĩnh viễn hoàn tất, hàm răng cũng đã đạt độ đều đặn cao mà không cần phải mất thời gian điều trị thêm nữa.

Răng cấm là một ví dụ cụ thể cho thấy nên niềng răng cho trẻ em từ sớm. Chiếc răng này mọc rất sớm, khi trẻ 6 tuổi và chưa có chiếc răng sữa nào rụng đi. Cho nên răng 6 thường bị lệch, nếu vẫn để răng này như thế, không điều chỉnh thì khả năng khi các răng hàm kế cận được thay thế sẽ choán mất chỗ của răng cấm, khiến cho răng cấm bị lệch vĩnh viễn. Nhưng nếu theo dõi niềng răng cho trẻ vào thời điểm này thì có thể nắn đẩy răng cấm vào chuẩn vị trí trên cung hàm khi răng hàm kế cận được thay.

NIỀNG RĂNG TRẺ EM CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT?
Không nhiều người trưởng thành mà may mắn có được hàm răng đẹp, đều đặn, khớp cắn chuẩn. Vì thế, niềng răng cho trẻ em cũng là một cách để bạn giúp cho bé có được hàm răng đẹp nhất khi trưởng thành.

Sai lệch răng và khớp cắn có thể khiến trẻ gặp khá nhiều vấn đề rắc rối về sau này. Ngoài ảnh hưởng xấu về mặt thẩm mỹ, khiến trẻ mặc cảm tự ti mà còn gây khó khăn cho trẻ trong ăn nhai rất phiền phức. Hơn thế là hàng loạt những vấn đề về bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, viêm khớp thái dương. Vì theo thống kế, tỷ lệ người bị bệnh lý răng miệng cao hơn hẳn ở những người có hàm răng không đều đặn.

TRẺ NIỀNG RĂNG BẰNG DỤNG CỤ GÌ?
Dụng cụ dùng trong chỉnh nha được gọi là khí cụ, chủ yếu nhất là mắc cài. Nhưng khi niềng răng trẻ em, hàm tháo lắp cũng được sử dụng rất phổ biến. Bởi vì hầu hết các trẻ khi niềng chỉnh đều cần phải đóng cắn hở, cắn lệch, nong và cân chỉnh hàm. Khi đó, không khí cụ nào lý tưởng hơn là hàm tháo lắp.

Nếu trẻ em ở độ tuổi từ 12 trở lên thì mắc cài lại là khí cụ được sử dụng rộng rãi hơn khi răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ. Mắc cài với những dây thun sắc màu sẽ khiến cho trẻ thích thú và tập làm quen dễ dàng hơn với những chiếc mắc cài.

THỜI GIAN NIỀNG RĂNG CHO TRẺ EM MẤT BAO LÂU?
Nhìn chung, so với chỉnh nha người lớn thì chỉnh nha cho trẻ em nhanh đạt hiệu quả hơn và rất triệt để. Nhưng cần khá nhiều thời gian để theo dõi vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất của cuộc đời. Cho nên sẽ có thể có những phát sinh mở rộng bất thường ở xương hàm, răng và nướu cần được xử lý. Bạn có thể tham khảo thêm:

NIỀNG RĂNG TRẺ EM CÓ ĐAU KHÔNG?
Nếu kỹ thuật đảm bảo thì có thể yên tâm, trẻ sẽ trải qua ca điều trị nhẹ nhàng và dễ chịu nhất sau 1 – 2 tuần đầu làm quen với khí cụ. Thực chất niềng răng sẽ không gây bất kỳ đau đớn nào cho trẻ, chỉ mất khoảng thời gian đầu chưa quen với khí cụ chỉnh nha răng trẻ có thể hơi ê nhức. Để giảm thiểu được tình trạng này, bạn hãy nhắc nhở trẻ chú ý vệ sinh răng miệng kỹ, đồng thời giảm đau bằng cách súc miệng nước muối. Khi đã quen dần rồi thì trẻ sẽ không còn khó chịu nữa

NIỀNG RĂNG CHO TRẺ EM CÓ CẦN BÁC SỸ GIỎI KHÔNG?
Tuy răng và xương hàm của trẻ còn non dễ điều chỉnh hơn ở người lớn. Nhưng khó khăn lại đến từ việc trẻ còn nhỏ, còn phát triển nên bác sỹ phải có năng lực dự đoán hướng phát triển hàm mặt chính xác và kiểm soát được tốt nhất những bất thường có thể phát sinh. Cho nên, niềng răng cho trẻ em vẫn cần đến bác sỹ đặc biệt giỏi để tránh điều trị thất bại.

Khí cụ này thường có thiết kế cung môi, ốc nong và lò xo xoắn. Tùy từng tình trang răng cụ thể của trẻ mà bác sỹ sẽ chỉ định khí cụ phù hợp nhất.

Thông tin chi tiết về thuốc chữa chảy máu chân răng

 Chảy máu chân răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây cản trở rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Có rất nhiều cách khác nhau để chữa chảy máu chân răng, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn chi tiết về thuốc chữa chảy máu chân răng được chuyên gia nha khoa khuyên dùng.

1. Thuốc chữa chảy máu chân răng có công dụng như thế nào?

Như bạn đã biết chảy máu chân răng là biểu hiện của các bệnh về nướu đã khá nặng. Do đó các bài thuốc chữa chảy máu chân răng đều có tác dụng đầu tiên là ngưng không cho chảy máu chân răng nữa và tiếp đó là chống lại sự tấn công từ vi khuẩn tấn công nướu.

Thuốc chữa chảy máu chân răng hiệu quả, an toàn không tác dụng phụ 1

Thuốc chữa chảy máu chân răng chữa chảy máu chân răng ra sao?

Chính vì thế các loại thuốc trị chảy máu chân răng có thể sử dụng các thuốc chữa viêm nha chu vẫn có thể thấy được hiệu quả. Một số loại thuốc được bác sỹ khuyên dùng như: Kamistad, Tetracycline, viêm ngậm chống sưng, giảm đau,.. đều có tác dụng giúp bệnh nhân không bị chảy máu chân răng nữa.

Có một số bài thuốc là cách điều trị bệnh chảy máu chân răng đông y, thuốc dân gian được truyền tai nhau như mật ong, lá dinh hương, bạc hà,… cũng có tác dụng giúp nướu chắc khỏe và không bị chảy máu chân răng nữa.

Sử dụng thuốc có tác dụng kháng khuẩn, săn chắc mô nướu và ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp cho các tổ chức quanh răng bám chắc hơn, không bị lỏng lẻo, các mạch máu và mô nhạy cảm bên dưới được bảo vệ tối đa.

Khi đã được các bác sỹ kê đơn thuốc để trị chảy máu chân răng cũng như các bệnh về nướu, lợi, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về công dụng giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng của các loại thuốc này nhé!

chảy máu chân răng uống gì
Thuốc chữa chảy máu chân răng

2. Cách phát huy tối đa tác dụng của thuốc chữa chảy máu chân răng

Thuốc chữa chảy máu chân răng hiệu quả, an toàn không tác dụng phụ 2

Tham khảo lời khuyên từ nha sĩ là điều tốt nhất để dùng thuốc trị chảy máu chân răng đúng và hiệu quả

Có một số bệnh nhân vì những lí do khách quan và chủ quan không thể sử dụng thuốc chữa chảy máu chân răng hoặc sử dụng được rất ít thì cần kèm theo những biện pháp dưới đây để hỗ trợ tối đa thuốc trị chảy máu chân răng phát huy công dụng của mình.

>> Hiện tượng chảy máu chân răng ở bà bầu

– Bổ sung vitamin A, C, E giúp răng cường sức đề kháng cho cơ thể, khi nướu khỏe mạnh sẽ không bị bất cứ bệnh lý nào về răng miệng làm bạn phiền muộn nữa. Bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm như rau xanh, trái cây giòn,.. vào thực đơn hàng ngày của mình để giúp răng trắng, hơi thở thơm mát, nướu chắc khỏe hơn.

– Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ những vụn thức ăn và mảng bám cao răng tồn tại trên răng sau mỗi bữa ăn. Chính vì thế, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, bạn đã loại bỏ được nguy cơ gây chảy máu chân răng 70% rồi đó.

– Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần: Đây là việc làm thông minh nhất giúp ngăn chặn nguyên nhân sâu xa nhất gây chảy máu chân răng. Bạn có thể hình dung, các mảng bám cao răng tồn tại trên răng, cổ chân răng, kẽ răng, dưới nướu là điều kiện để vi khuẩn phát triển. Những vi khuẩn có hại này tấn công nướu răng, làm nướu không bám chắc vào răng nữa, tổ chức quanh răng vì thế mà lỏng lẻo, các tia và mạch máu dưới chân răng không được nâng đỡ và bảo vệ sẽ dễ bị vỡ do ảnh hưởng lực cắn từ răng gây ra hiện tượng chảy máu chân răng và kẽ răng. Lấy cao răng thường xuyên, vi khuẩn không còn nơi trú ngụ, nướu săn chắc và hồng hào không bệnh lý. Đây là cách phát huy tối đa công dụng của thuốc chữa chảy máu chân răng bạn nên biết.

Thuốc chữa chảy máu chân răng hiệu quả, an toàn không tác dụng phụLấy cao răng chăm sóc răng miệng bạn sẽ không phải dùng thuốc chữa chảy máu chân răng nữa

Nhiều bệnh nhân do bị ám ảnh bởi kỹ thuật lấy cao răng truyền thống gây chảy máu răng và ê buốt sau mỗi lần thực hiện. Tuy nhiên, với kỹ thuật lấy cao răng công nghệ siêu âm, bạn sẽ không phải lo lắng những điều đó nữa. Đầu rung của máy siêu âm có tần số vừa đủ làm bong tróc các mảng bám cao răng, kể cả những vị trí khó quan sát thấy nhất, giúp hàm răng sạch sẽ và trắng bóng hơn. Chỉ sau thời gian khoảng 15 – 20 phút, bạn sẽ nhận thấy răng và nướu khỏe mạnh hơn, tổ chức quanh răng cũng được vững vàng hơn trước.

Thắc mắc chảy máu chân răng uống thuốc gì giờ đây không còn là trăn trở của những bệnh nhân bị bệnh chảy máu chân răng nữa. Hãy kết hợp các loại thuốc đặc trị được bác sỹ khuyên dùng với biện pháp chuyên khoa để giúp hàm răng chắc khỏe từ trong ra ngoài nhé!

Cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em an toàn nhất

Bị hôi miệng thường là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt khi trẻ em bị hôi miệng các bậc phụ huynh không nên xem thường. Cần thực hiện cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em theo các bước sau:

Thông thường trẻ em thường bị hôi miệng từ khoảng 2 tuổi trở lên khi trẻ đã biết ăn. Nhưng trong một số trường hợp chỉ mới 6 tháng tuổi hơi thở của trẻ đã có mùi hôi khó chịu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa hôi miệng ở trẻ em an toàn và hiệu quả nhé.

Sau 6 tháng tuổi trẻ rất dễ bị hôi miệng

Sau 6 tháng tuổi trẻ rất dễ bị hôi miệng

Nguyên nhân gây ra hôi miệng cho trẻ:

Răng miệng của bé được vệ sinh kém hoặc không đúng cách sẽ để lại các thức ăn còn sót lại ở răng, lợi, lưỡi và quanh vòm miệng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hôi thở có mùi cho trẻ. Ngoài ra hôi miệng ở trẻ còn do các bệnh viêm nướu, viêm lợi, sâu răng.
Trẻ bị khô miệng do uống ít nước hay thở bằng miệng sẽ làm cho vi khuẩn có mùi phát triển.
Đố ăn của bé có chứa các loại gia vị gây mùi như tỏi, hành

cách chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em

>>  Phương pháp điều trị bệnh hôi miệng
Thói quen hay mút tay hoặc núm vú giả sẽ làm cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào miệng gây ra hôi miệng ở trẻ.
Một số cách chữa hôi miệng ở trẻ em:

Hướng dẫn trẻ cách đánh răng chính xác để có thể lấy hết thức ăn còn sót lại trong răng. Cho tre đánh răng ít nhất ngày 2 lần, sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Nên cho bé dùng kem đánh răng cho trẻ em với một số lượng thật ít, có thể dùng kem đánh răng không chứa flour hoặc một ít banking pha với nước súc miệng
Cho trẻ uống đủ nước và chỉ nên uống sau khi ăn 15 phút. Không nên cho trẻ uống trong khi ăn vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa không tốt cũng sẽ gây ra hôi miệng.
Thường xuyên cho bé đi kiểm tra răng đinh kỳ để xem bé có bị sâu răng không.
Hạn chế để trẻ không mút tay hoặc dùng núm vú giả.
Cách chữa hôi miệng ở trẻ em bằng việc đánh răng

Cách chữa hôi miệng ở trẻ em bằng việc đánh răng

Một số mẹo chữa hôi miệng hiệu quả và dễ dàng áp dụng cho trẻ:

Mật ong và quế: Cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để cho trẻ súc miệng. Vị thơm của quế, ngọt ngào của mật ong sẽ lam cho bé dễ chịu và thích thú hơn.
Cánh hoa hồng: Đun cánh hoa hồng lấy nước để nguội sau đó cho trẻ ngậm trong 1 phút. Hơi thở của trẻ sẽ trở nên thơm tho hơn.
Dưa chuột: Rửa sạch 1 quả dưa chuột, gọt vỏ, cắt thành lát mỏng đun nước cho trẻ uống ngày 3 lần.
Dưa hấu: Ép dưa hấu lấy nước cho trẻ uống này 2 lần.

Nhận biết đúng về hiện tượng chảy máu chân răng

Hiện tượng chảy máu chân răng luôn là một trong những thắc mắc được gửi đến rất nhiều tại các trung tâm nha khoa. Vì sao lại có hiện tượng đó, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy củng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!

Mỗi khi ban đánh răng thường thấy có máu lẫn trong bọt kem, nhiều lúc bạn bỏ qua hiện tượng này hoặc cho đó là việc bình thường vì nghĩ rằng do mình chải răng quá mạnh. Nhưng sẽ là bất thường nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên và nặng hơn là máu chảy tự nhiên, khi đó bạn sẽ thấy tanh trong miệng. Chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng,….ngoài ra còn có các triệu chứng khác kèm theo như hôi miệng, ngứa lợi, sưng lợi, lợi đỏ tấy.

Cần biết rõ nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng
Nguyên nhân gây ra
Nguyên nhân chủ yếu là do viêm lơi, viêm quanh răng,. Do tình trạng nha chu bị tổn thương khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, xung huyết nên khi đánh răng gây rác động sẽ bị chảy máu. Việc vệ sinh răng miệng kém, không lấy cao răng,…dẫn đến viêm lợi và biến chứng chảy máu răng khi đánh răng.

Ngoài ra còn có 1 nguyên nhân nguy hiểm nhưng ít gặp hơn đó là do xuất huyết giảm tiểu cầu. Kèm theo đó là sốt và xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da dù có làm căng da, cấu véo cũng không biến mất.
Mức độ nguy hiểm

chảy máu chân răng khi đánh răng

>> Cách trị bệnh chảy máu chân răng
Mức độ nguy hiểm sẽ tùy theo từng loại bệnh, với các bệnh đơn thuần như viêm lợi, viêm quanh răng thì không quá nguy hiểm vẫn có thể điều trị và phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng và có biện pháp phòng ngừa thì cũng sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ như: rụng rặng, tụt lợi,….

Còn với bệnh suy giảm tiểu cầu thì rất nguy hiểm, tốt hơn hết bạn cần đi xét nghiệm máu để có phương hướng điều trị tốt nhất.
Cách điều trị và phòng ngừa
Cách điều trị:

Khi có hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng, miệng hôi, lợi bị sưng đỏ,.. thì nên đến các phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng, làm sạch răng. Sử dụng các thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Dùng nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn

Phòng ngừa

Tạo thói quen đánh răng sau khi ăn, ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sử dụng bàn chải cọ mềm, không đánh răng quá mạnh, đánh đúng cách.
Sử dụng nước súc miệng để loại bỏ triệt để vi khuẩn và các mảng bám.
Sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn bị mắc trong kẽ răng.
Ăn uống đủ chất nhất là vitamin C.
6 tháng 1 lần nên đi khám răng, lấy cao răng 3 tháng 1 lần.
Việc bảo vệ răng miệng là 1 việc làm cần thiết mà chúng ta nên hành động ngay từ bây giờ.

Nắm rõ được nguyên nhân của hiện tượng chảy máu chân răng chính là cách tốt nhất để loại bỏ được nỗi lo lắng này.

Được tạo bởi Blogger.