Hiển thị các bài đăng có nhãn phau-thuat-ham-ho-mom-tham-my. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách nhận biết răng hàm trên bị hô ra sao?

Vẫn có cách nhận biết hô hàm hay hô răng tự áp dụng được khá đơn giản. Chỉ cần quan sát bằng mắt và dùng gương là biết được. Nhưng với điều kiện bạn phải có đầy đủ những hiểu biết nhất định về hô hàm và hô răng.

Cụ thể, bạn có thể căn cứ vào những đặc trưng sau đây của hai dạng hô này để nhận biết:
– Hô hàm là hô do xương hàm gây ra, khi một trong hai hàm phát triển quá nhiều so với hàm còn lại hoặc khi cả hai hàm đều phát triển và đưa ra quá mức so với cấu trúc xương của toàn khuôn mặt. Hô xương thường có đặc điểm đi kèm là không chỉ tạo ra sự mất thẩm mỹ cho khuôn miệng mà còn mất cân đối với cả vùng xương trên của khuôn mặt.
– Hô răng là hô do răng trong khi mọc lên không song song với phương thẳng đứng mà bị đâm chìa ra ngoài.
– Hô hàm và hô răng kết hợp gọi là tình trạng răng hàm trên bị hô hỗn hợp và sẽ có đầy đủ những đặc trưng trên đây.
 Hướng dẫn thực hiện cách nhận biết hô hàm hay hô răng tại nhà:

Dựa vào những đặc trưng này bạn có thể tự quan sát khuôn miệng mình ở nhiều góc khác nhau. Có thể soi gương hoặc tự chụp ảnh để đối chiếu.

Trước hết hãy chụp ảnh cho góc thẳng, góc nghiêng, góc từ trên xuống cho toàn khuôn mặt. Nếu bạn thấy mức độ gãy của khuôn miệng quá lớn thì khả năng hô do xương, hoặc hô do cả xương và răng nhiều hơn. Vì dẫu là răng bị hô thì do độ dài của răng không lớn nên mức độ cũng chỉ có giới hạn.

Tiếp đó, bạn dùng gương để soi, sao cho nhìn thấy được cả toàn bộ răng và vùng xương nướu hàm trên, hàm dưới. Nếu thấy răng mọc ra có thế thẳng với xương hàm thì đó là hô hàm. Nếu thấy phần xương hàm không bị gồ lồi ra và răng mọc vểnh ra ngoài thì đó là hô răng.

Xác định hô răng thường dễ hơn vì chúng ta có thẻ nhìn thấy tường tận cả ham rang bi ho. Nhưng xác định hô hàm thì khó hơn vì phần này khuất bên trong nướu. Hơn nữa, ngay cả trong điều kiện không bị hô, phần xương hàm vốn vẫn có độ lồi nhất định. Vì thế mà nếu chỉ quan sát bằng mắt thì việc xác định tỷ lệ giới hạn giữa hô và không hô xương là khá khó với nhiều người.

Bởi vậy, dẫu có thể áp dụng cách nhận biết hô hàm hay hô răng trên đây nhưng không có nghĩa bạn sẽ khẳng định được kiểu hô chính xác đến 100%. Nó chỉ đúng ở một mức độ nào đó. Muốn biết chính xác chỉ có cách là chụp phim tại phòng nha, vừa có thể biết kiểu hô lại biết được chính xác tỷ lệ hô như thế nào.
Hướng điều trị hô hàm và chinh rang ho khong can nieng hiệu quả

+ Nếu hô hàm, cách tốt là phẫu thuật hàm mới chỉnh sửa được. Cho nên khi thuộc kiểu hô này, điều quan trọng nhất để chữa hô hiệu quả là tìm được bác sỹ giỏi về phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt.
+ Nếu bị hô răng, chỉ cần niềng răng, nhưng muốn có hiệu quả cao giải pháp lý tưởng nhất để niềng răng. Phương pháp niềng răng giúp sắp xếp các răng về vị trí mong muốn và chỉnh lại khớp cắn cho chuẩn.

Trường hợp bạn thấy cả xương và răng đều có dấu hiệu gồ ra thì là hô hỗn hợp. Tuy nhiên, phương pháp nhận biết bằng mắt thường chỉ chính xác được khoảng 20%. Cách nhận biết hô hàm hay hô răng chính xác cần qua thăm khám cụ thể.

Dùng tay đẩy răng chữa hô có hiệu quả?

Đối với nhiều trường hợp bị hô thì tâm lý chung là không muốn đến các phòng khám nha khoa để chữa trị. Họ thường tìm hiểu những mẹo làm răng hết hô tại nhà mà điển hình là cách dùng tay đẩy răng. Ở độ tuổi đang phát triển thì cách này có cho hiệu quả, tuy nhiên có trường hợp răng bị xô đẩy theo hướng khác không như mong muốn. Còn ở lứa tuổi trưởng thành thì mẹo là răng hết hô này hầu như không mấy hiệu quả.

Nếu răng mọc sai lệch, đặc biệt là răng hô thì không thể chữa trị được bằng bất cứ phương pháp thông thường nào. Mẹo làm răng hết hô tại nhà lại càng không thể khắc phục được sự sai lệch này của răng, nhất là khi căn nguyên gây ra răng hô không phải do răng. Trong khi đó, mẹo trị răng hô bằng cách dùng ngón tay đẩy răng không thể duy trì được lực kéo liên tục, dài lâu và bền bỉ được. Hơn nữa, khi răng đã tồn tại cứng chắc trong xương hàm thì lực đẩy của ngón tay không đủ để làm răng di chuyển.



Bạn nên biết răng răng hô không chỉ có một kiểu, có thể hô do bản thân những chiếc răng mọc vênh chìa, cũng có thể hô do xương hàm đưa ra quá mức, đôi khi còn vừa hô vừa hô do răng và do cả hàm.

Muốn chỉnh lại tình trạng này đòi hỏi phải can thiệp trước hết vào vị trí và thế mọc của răng, sau đó là can thiệp sâu để chỉnh lại xương hàm. Răng thì có thể chỉnh bằng những khí cụ bên ngoài, nhưng với xương hàm thì chỉ có phẫu thuật với tạo ra được hiệu quả.

Ngay cả khi niềng răng, cũng phải áp dụng kỹ thuật thật đảm bảo mới có thể thể tạo ra được kết quả chỉnh nha tốt nhất. Bạn phải mang mắc cài trên răng trong nhiều ngày và duy trì 24/24h trong ngày theo lộ trình và tính toán kỹ lưỡng. Nếu bạn dùng ngón tay làm mẹo giúp răng bớt hô bằng cách đẩy răng đối với đối tượng là trẻ em thì còn có thể tác động được phần nào đến vị trí của răng nhưng phương pháp chữa răng hô tại nhà này rất không được các nha sĩ khuyến khích bởi hại nhiều hơn là có lợi.

Thay vì nghĩ tới các mẹo chữa răng hô, bạn nên tìm hiểu về cách chữa răng hô tối ưu nhất hiện nay là niềng răng. Tại Paris, công nghệ niềng răng mắc cài 3M UGSL hiện đại theo tiêu chuẩn Pháp và đã chuyển giao độc quyền cho Nha khoa Paris sau nhiều cuộc kiểm định khắt khe về năng lực chuyên môn. Công nghệ này hội tụ được 4 ưu điểm nổi bật sau đây:

Giúp di chuyển răng về vị trí thẩm mỹ, đều đặn và thẳng hàng, đưa khớp cắn về chuẩn tỷ lệ với khuôn miệng hài hòa nhất.

Hiệu quả chỉnh nha được đảm bảo theo đúng lộ trình dự liệu của bác sỹ trong phác đồ điều trị, không xảy ra sai khác và các tình huống cấp cứu do bung tuột sút mắc cài, cả răng và xương đều thích ứng tốt với lực di chuyển răng và đảm bảo ổn định sau khi kết thúc điều trị, Thời gian niềng răng được rút ngắn tối đa so với các kỹ thuật chỉnh nha thông thường.

Phẫu thuật hàm hô móm là phương pháp thẩm mỹ đòi hỏi tính an toàn cao

Mất khả năng nhai, hàm bị lệch hay tê dây thần kinh hàm dưới, thậm chí hẹp đường thở là những biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật hàm hô móm. Phẫu thuật hàm hô móm là phương pháp thẩm mỹ đòi hỏi tính an toàn cao bởi nó can thiệp tới khung xương mặt, liên quan trực tiếp đến khớp cắn, khớp thái dương, hệ thống thần kinh mạch máu.

 Qua nhiều trường hợp khách hàng đã tìm đến KIM Hospital - bệnh viện thẩm mỹ Hàn Quốc trong tình trạng hàm bị lệch, mất khả năng nhai đã hơn một năm sau khi thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm bị hô móm tại cơ sở không uy tín, nghiên cứu sinh, bác sĩ Nguyễn Hữu Nam nhận thấy cần cung cấp thông tin chính xác, giải đáp thắc mắc của nhiều khách hàng trong hành trình tìm lại nét đẹp cho nụ cười.

Dưới đây là những lưu ý quan trọng để ca phẫu thuật hàm hô móm diễn ra vừa thành công vừa đảm bảo chức năng nhai và tính thẩm mỹ.

Thực hiện phẫu thuật hàm hô móm trong bệnh viện
Việc xuất hiện các phòng khám hay thẩm mỹ viện làm đẹp giới thiệu dịch vụ phẫu thuật hàm hô móm khiến cho rất nhiều người lầm tưởng rằng phương pháp này có thể thực hiện bất kỳ một địa chỉ thẩm mỹ nào. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng được cấp phép để thực hiện. Bệnh viện là nơi có đủ chuyên môn cũng như chức năng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của ca phẫu thuật. Bác sĩ Nam còn cho biết thêm: “Không chỉ có phẫu thuật hàm hô móm, mà tất cả những ca phẫu thuật thẩm mỹ cần gây mê như gọt mặt V-line, độn cằm, trượt cằm, hạ gò má, nâng ngực nội soi… cũng cần phải được thực hiện trong bệnh viện thẩm mỹ”.


Máy móc cơ bản cần thiết cho ca phẫu thuật hàm hô móm
Máy X Quang ConeBeam CT 3D kỹ thuật số: là thiết bị cần thiết, quyết định sự thành bại của ca phẫu thuật hàm hô móm. Nó giúp bác sĩ trong việc đánh giá cấu trúc xương, đo đạc vòm họng, nguyên nhân gây hô và mức độ cần khắc phục như thế nào. Nếu không được trang bị máy chụp X Quang này, mọi thao tác phẫu thuật của bác sĩ cũng chỉ dựa trên phán đoán. Một số phòng khám chưa được trang bị máy này, dẫn đến tình trạng chỉ định phương pháp điều trị sai. Nguy hiểm hơn, đã có trường hợp do bác sĩ thực hiện cắt xương hàm dưới quá tay, khiến bệnh nhân bị hẹp vòm họng, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng hô hấp.

Phần mềm Vceph: từ những phân tích máy X Quang ConeBeam CT đưa ra, áp dụng trên phần mềm Vceph, các bác sĩ có được các thông số chính xác từng milimet như vị trí cắt xương, tỷ lệ xương cần điều chỉnh, đảm bảo việc phẫu thuật an toàn và chính xác. Hàm bị lệch sau phẫu thuật tại một số phòng khám là do không được trang bị phần mềm Vceph mà chỉ dựa trên tính ước lượng của bác sĩ.

Máy cắt xương siêu âm Aesculap High Speed: cắt xương nhanh, không sang chấn; máy cắt đốt cao tầng hạn chế chảy máu, sưng bầm. Tại Việt Nam, rất ít bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ trang bị được chiếc máy này. Nhờ được trang bị máy Aesculap High Speed mà Nha Khoa KIM tạo nên uy tín và là sự lựa chọn hàng đầu trong phẫu thuật hô móm.

Phẫu thuật chỉnh sửa hàm lệch tạo khuôn mặt đẹp cân đối

Trào lưu gọt mặt V-line Hàn Quốc hiện đang được rất nhiều chị em trên toàn thế giới ưa chuộng. Đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng cao tại Việt Nam, thẩm mỹ đã ứng dụng thành công kỹ thuật phẫu thuật gọt hàm an toàn công nghệ 3D Hàn Quốc nhằm giúp quý khách hàng khắc phục triệt để khuyết điểm hàm lệch lạc, mất cân đối.


>>Cắt xương hàm hô
>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại gò vấp

Được áp dụng theo công nghệ chỉnh hình khuôn mặt Hàn Quốc, phẫu thuật chỉnh sửa hàm lệch tạo khuôn mặt đẹp cân đối tại bệnh viện thẩm mỹ đã rất thành công trong việc mang lại cho nhiều quý khách hàng nét thanh tú đài các tự nhiên cho khuôn mặt.

Chỉnh hàm lệch an toàn, hiệu quả với công nghệ gọt hàm 3D

Quy trình phẫu thuật gọt hàm an toàn tại bệnh viện thẩm mỹ được các bác sĩ giải phẫu chỉnh hình khuôn mặt hàng thực hiện theo công nghệ thẩm mỹ tiên tiến nhất hiện nay. Phẫu thuật được diễn ra trong môi trường khép kín, vô trùng, đảm bảo tiêu chí an toàn của Bộ Y tế. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa gây mê sẽ thực hiện gây mê toàn thân để giúp khách hàng không cảm thấy bất kỳ đau đớn, khó chịu nào.



Theo công nghệ gọt hàm 3D Hàn Quốc, bác sĩ sẽ mổ một đường bên trong miệng từ phía môi dưới để bóc tách các niêm mạc và mô mềm. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa máy cắt xương siêu âm hiện đại để cắt gọt đi một phần xương hàm thừa rộng ra ngoài. Ưu điểm của máy cắt xương siêu âm là tạo nên đường cắt rất mảnh và chuẩn xác mục tiêu, không tạo bột xương nên không dẫn đến nhiễm trùng. Bước kế tiếp bác sĩ sẽ mài nhẵn bề mặt xương rồi khâu vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ. Có thể sẽ đặt ống dẫn lưu để tránh hiện tượng tràn dịch. Bạn sẽ được đeo một chiếc băng ép mặt chuyên dụng để giữ cho xương ổn định, tránh nhiễm trùng.

Lưu ý sau khi phẫu thuật chỉnh hàm lệch

– Ống dẫn lưu sẽ được tháo bỏ sau 1 ngày.

– Cần vệ sinh răng miệng và cả bên ngoài vết mổ thường xuyên, giữ vết mổ luôn sạch sẽ và khô ráo.

– Đeo băng ép mặt liên tục trong tuần đầu phẫu thuật.

– Chườm túi lạnh quanh mặt liên tục để giảm sưng, giảm đau.

– Uống kháng sinh và giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Trong thời gian đầu phẫu thuật, bạn chỉ nên ăn thức ăn lỏng và tránh những đồ ăn cay, quá nóng, quá lạnh…

– Hạn chế hoạt động xương hàm và tránh những vận động mạnh gây ảnh hưởng tới vùng mặt.

– Khi ngủ nên kê gối cao đầu để giảm sưng.

Kết quả phẫu thuật chỉnh hàm lệch

– Tạo dáng chiếc cằm V-line, gương mặt thanh thoát và đài các tự nhiên.

– Hai bên xương hàm cân đối với nhau và hài hòa với tổng thể khuôn mặt.

– Giúp diện mạo khả ái và trẻ trung hơn.

– Hoàn toàn không có sẹo, không gây biến chứng hay tổn thương các khu vực khác sau phẫu thuật.

– Kết quả thu gọn xương hàm duy trì vĩnh viễn.

Nếu bị hàm lệch có nguyên nhân do răng mà muốn chỉnh sửa lại thì niềng răng là cách tốt nhất để lựa chọn. Cũng chỉ niềng răng mới có thể giúp kéo chỉnh những chiếc răng bị lệch để đưa về thế chuẩn và thẩm mỹ hơn, đạt độ đều đặn, hài hòa và cân đối nhất.

Nguyên nhân tại sao răng bị hô và cách điều trị triệt để

Nguyên nhân tại sao răng bị hô thì có rất nhiều, tuy nhiên để xác định được chính xác thì bạn cần trải qua thăm khám và chụp phim tại phòng khám nha khoa. Từ đó tìm ra cách điều trị triệt để và hiệu quả nhất. Sau đây Nha Khoa KIM sẽ đưa ra các nguyên nhân khiến răng hô để bạn biết thêm thông tin.



Răng hô có những dạng, kiểu khác nhau, bắt nguồn từ các nguyên nhân tại sao răng bị hô cụ thể và cách khắc phục cũng khác. Theo đó, sẽ có ba kiểu hô răng cụ thể là hô do răng (mọc chìa, mọc vểnh), do xương hàm (xương phát triển và đưa ra quá mức so với hàm còn lại) và do cả răng và xương hàm.


Những nguyên nhân tại sao răng bị hô?

Nguyên nhân tại sao răng bị hô không chỉ có một. Trong đó, 70% nguyên nhân răng hô là do di truyền từ bố mẹ, ông bà hoặc người thân trong gia đình. Đặc biệt là di truyền ở cấu trúc hàm mặt, cấu tạo xương hàm.

Nguyên nhân gây ra răng hô thứ hai là do chế độ dinh dưỡng. Điều này tưởng như không liên quan nhưng thực chất lại có ảnh hưởng không nhỏ đến sự mọc răng ở trẻ. Khi cơ thể thiếu canxi và một số loại vitamin, răng sẽ không chỉ yếu, bị thiểu sản men răng mà còn mọc sai thế, vênh lệch. Đây chính là nguyên nhân tại sao răng bị hô.

Bên trên chỉ là hai nguyên nhân chính gây hô, để biết chính xác nguyên nhân của mình thì bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để xác định chính xác nhất.

Nguy cơ bị bệnh lý do lợi trùm răng số 8

Lời trùm răng khôn là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người. Có thể hình dung đó là hiện tượng lợi phủ lấp cả mặt nhai của răng số 8. Tỷ lệ phủ nhiều hay ít tùy từng người, có thể phủ gần hết hoặc chỉ ½ răng mặt nhai của răng.


>>làm thế nào để răng hết vổ
>>chi phí phẫu thuật răng vẩu

Lợi trùm răng số 8, mọc đâm xuyên vào răng kế cận, mọc ngược vào trong xương,… là những tình huống được cho là “dở khóc dở cười” của những chiếc răng khôn mọc muộn. Tại sao lại như vậy và phải làm gì để khắc phục? Thông tin sẽ được cung cấp cụ thể dưới đây bởi các bác sỹ chuyên sâu điều trị bệnh lý răng tại Nha khoa.

1. Tình trạng răng số 8 bị lợi trùm?

Toàn bộ phần thân răng và một phần mặt nhai bị ẩn dưới lợi. Phần lợi trùm không bám khít với răng giống như viền lợi mà có thể bám khá lỏng lẻo. Nếu dùng lưỡi bạn thậm chí có thể đẩy được phần lợi trùm này lên.



2. Tại sao răng khôn hay bị lợi trùm

Do đặc điểm của răng khôn thường mọc muộn, khi mà xương hàm đã ổn định, nướu cứng chắc cho nên sự phát triển của răng khôn khá khó khăn và hầu hết đều gây đau nhức. Thời điểm răng khôn mọc khoảng sau 18 tuổi, lúc nàu các xương hàm và xương mặt đã sắp xép ổn định, khoảng trống phía trong cùng còn lại khá ít, khiến cho răng khi mọc phải đội cả phần nướu dày sâu ở trong hàm gây ra tình trạng lợi trùm lên răng.

Chưa kể đến việc răng không luôn mọc ở vị trí rất bất lợi nên khi nhú lên dễ bị nghiêng, lệch. Chính thế mọc này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi trùm răng số 8.

3. Tại sao răng số 8 bị lợi trùm dễ gây bệnh lý?

Như đã mô tả đặc điểm tình trạng lợi trùm thường không bám khít vào mặt răng mà khá lỏng lẻo và có khe hở. Đây là điều kiện thuận lợi làm cho thức ăn dễ dắt vào dưới lợi và đi sâu vào kẽ răng bên dưới mà các thao tác chải răng thông thường không thể làm sạch được. Những mảng dắt thức ăn này chính là nguyên nhân gây ra mảng bám, hôi miệng, sâu răng, viêm nướu về lâu dài cho răng khôn. Sau đó, tình trạng sẽ lan dần sang răng hàm số 7, vốn là răng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.

4. Nên xử lý răng khôn bị lợi trùm như thế nào?

Trong tất cả những tình huống răng khôn mọc mà gây bất lợi cho răng kế cận và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì đều được chỉ định nhổ bỏ. Khi đó, phần lợi sẽ đóng kín theo thời gian và bạn không còn phải lo lắng về chiếc răng khôn nữa.


Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng và ngay ngắn với toàn hàm, lại hỗ trợ được cho ăn nhai và bị lợi quá dày trùm lên thì có thể tiến hành thu bớt và tạo vạt lợi cho răng số 8 giống với các răng khác để duy trì răng khỏe mạnh.


Đó là 2 cách xử trí khi bị lợi trùm răng số 8 thường được áp dụng và tùy từng trường hợp sau khi được thăm khám kỹ lưỡng. Bạn có thể lên hệ về trung tâm nha khoa, bác sỹ chuyên sâu điều trị bệnh lý răng sẽ tư vấn cụ thể và tận tình hơn cho bạn để biết cách xử trí tốt nhất khi bị lợi trùm răng khôn.

Răng mọc ngầm có phải nhổ không ?

Có nhiều nguyên nhân khiến răng mọc ngầm. Đó có thể là răng khôn mọc trễ, cung hàm không còn đủ chỗ cho răng trồi lên theo cách thông thường mà phải “tìm đường” khác để mọc. Đó cũng có thể là sự lệch lạc trong mọc răng khiến chiếc răng không mọc trồi khỏi nướu được.


>>Cách làm răng không bị hô
>>Phẫu thuật cười hở lợi ở đâu tốt nhất

Tại sao có răng mọc ngầm
Nếu trên hàm răng của bạn vẫn còn thiếu một hoặc vài răng nào đó thì có nhiều khả năng bạn chưa mọc dủ răng khôn hoặc có răng nào đó mọc ngầm trong xương hàm mà không biết. Khi phát hiện ra răng mọc ngầm, bạn nên xử trí như thế nào, có nên nhổ răng mọc ngầm hay không? Xin cung cấp đến bạn vài thông tin quan trọng liên quan đến tình huống này nhé!




Những chiếc răng này nếu khi mọc không gây đau đớn gì thì người mọc răng không thể phát hiện ra. Nó chỉ được thấy khi “vô tình” chụp phim.

Nên xử lý răng mọc ngầm như thế nào?

Răng mọc ngầm thường có 2 dạng là răng thường mọc ngầm và răng khôn mọc ngầm nên cũng có cách xử lý khác nhau.

Răng khôn mọc ngầm phổ biến hơn trường hợp răng thường dọc ngầm do sự lệch lạc trong mọc răng. Đối với răng khôn khi mọc, dù mọc ngầm thì đa số đều gây đau đớn và thường kéo theo các “biến chứng” xấu cho sức khỏe răng miệng về lâu dài. Bởi vậy hầu hết trường hợp răng khôn ngầm đều được nha sỹ khuyên nên nhổ bỏ. Đó là cách tốt nhất để xử lý răng mọc ngầm.

Nếu răng mọc ngầm không phải là răng khôn, thường không được phát hiện do mọc bên trong xương, cũng không gây cảm giác khó chịu cho người mọc răng. Khi được phát hiện thì răng đã mọc đầy đủ. 
Qua soi chụp nếu cho thấy dấu hiệu răng lành tính thì không cần phải tác động gì, răng sẽ nằm im trong xương hàm vĩnh viễn. Chỉ khi phát hiện thấy nang răng đang tiếp tục phát triển, thì xương hàm tại điểm đó sẽ giảm về thể tích, nếu bị va chạm hoặc tai nạn, vùng xương này sẽ rất dễ gày. Ngoài ra, nếu răng mọc ngầm có thể gây cản trở cho việc điều trị cấy ghép răng hoặc chỉnh nha thì cũng có thê không nên duy trì.

Trong cả hai trường hợp kể trên, phương pháp xử lý tốt nhất là thực hiện nhổ răng tiểu phẫu để loại bỏ hoàn toàn các khả năng xấu có thể có do răng mọc ngầm gây ra.

Đối với nhổ răng mọc ngầm trong xương hàm khi thực hiện nhổ răng tại Nha khoa, bác sỹ sẽ tư vấn cho bệnh nhân thực hiện ghép xương luôn để tránh phải thực hiện tiểu phẫu thêm một lần nữa. Bởi, sau khi nhổ răng sẽ để lại một hốc xương rỗng cần được bù đắp. Thông thường, nhiều khả năng xương sẽ tự bù lại, nhưng cũng có thể xương không tự bù lại ở một số người.

Khi đó, cần phải thực hiện tiểu phẫu lại để ghép xương tránh duy trì tình trạng xương rỗng rất dễ gãy nếu có va chạm mạnh. Quá trình ghép xương thực hiện ngay sau khi nhổ răng giúp khôi phục lại hoàn chỉnh cấu tạo cho xương chỉ trong một lần tiểu phẫu nên giảm được chi phí, giảm đau đớn nhiều lần, bệnh nhân không phải đi lại nhiều.

Răng móm là gì?

Răng móm là một dạng sai lệch tương đối phổ biến ở người Việt Nam. Móm hay vẩu ngược không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn tác động không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân và cách điều trị răng móm thế nào triệt để nhất?


Răng móm hay còn được gọi là hô ngược, là một dạng sai lệch khớp cắn khiến hàm dưới chìa ra ngoài nhiều hơn so với răng hàm trên. Răng móm gây ra sự mất cân đối của cấu trúc hàm và cả thẩm mỹ khuôn mặt.

Răng móm có nhiều mức độ khác nhau nhưng không khó để bạn nhận biết răng móm trên khuôn mặt:


– Khi bạn ngậm miệng lại, bạn thấy răng hàm phía dưới chìa dài ra phía trước nhiều hơn so với răng hàm trên.

– Người có răng móm thường có cằm kéo dài hơn ra phía trước, khiến môi trên cũng có hiện tượng môi trên thụt vào trong so với môi dưới. Bạn có thể nhận thấy răng móm trên trên khuôn mặt dễ nhất khi nhìn nghiêng.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng răng móm. Có tới 70% người bị móm do yếu tố di truyền từ cha mẹ hoặc người thân trong gia đình gặp tình trạng móm, dẫn tới con cái cũng bị móm. Hoặc có thể do thói quen mút thay, đẩy lưỡi, mím môi. Mỗi một nguyên nhân cũng sẽ khiến mức độ móm ở mỗi người nặng hay nhẹ.


Với mỗi một trường hợp răng móm sẽ do nguyên nhân cụ thể gây ra và mức độ móm cũng sẽ khác nhau, chủ yếu có 2 cách: niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm. Vì vậy, để biết chính xác phương pháp khắc phục răng móm nào phù hợp, bạn cần phải được thăm khám, chụp phim để xác định cụ thể cấu trúc xương hàm, răng và mức độ sai lệch khớp cắn như thế nào.

Nha khoa KIM là một cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng mà bạn nên lựa chọn tới thăm khám và điều trị. Hội tụ nhiều bác sỹ có chuyên môn giỏi, kiến thức chuyên sâu về xương hàm, kỹ thuật chỉnh hình và có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện chỉnh nha. Đồng thời, cơ sở vật chất khang trang, toàn bộ phòng khám đều được đầu tư kỹ lưỡng về máy móc thiết bị hiện đại nhằm giúp hỗ trợ việc thăm khám chuẩn xác và điều trị hiệu quả.

Khảo sát các vị trí dễ bị mòn men răng

Điều này hoàn toàn đúng vì nguyên nhân khiến cho răng bị mòn men khá đa dạng và nó có thể xảy ra ở kể cả người khỏe mạnh và có chế độ chăm sóc răng… không tồi.


Cắt xương hàm hô
giá phẫu thuật hàm hô

1.Ai cũng có thể bị mòn men răng?
Mòn men răng có thể ghé thăm bất cứ ai và có thể “càn quét” bất cứ răng nào. Nó cũng sẽ không bỏ sót bất cứ vị trí nào trên răng nhưng thường sẽ rất “kết” những điểm yếu cơ bản nhất trên răng để tấn công. Hãy cùng Nha khoa quốc tế khảo sát cụ thể để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhé!



Nếu bạn thường xuyên ăn đồ chua, nhiều đường, thức uống có gas? Nếu bạn bị va chạm do tai nạn hay thường ăn nhai đồ quá cứng, quá dai? Nếu bạn uống nhiều kháng sinh hoặc dùng các loại thuốc như vitamin, aspirin dạng nhai? … Tất cả đều sẽ khiến cho răng bị mòn men. Đặc biệt người có nền răng yếu thì nguy cơ mòn men răng sẽ càng cao hơn.

2.Những chiếc răng nào dễ bị mòn men hơn?

Thường thì răng hàm dễ bị mòn men hơn do đặc thù vị trí và chức năng ăn nhai chính. Những chiếc răng này nằm sâu bên trong nên khó được làm sạch triệt để. Thực phẩm đọng lại là thủ phạm khiến lớp men răng bị mòn đi nhanh chóng.

Hơn nữa, răng hàm là răng ai nhai, thường phải chịu lực tác động nên mặt nhai của răng hàm dễ bị tổn thương, mất men,…

3.Răng thường bị mòn men ở những vị trí nào?

Thực tế thì vị trí nào trên răng cũng có thể bị bào mỏng men răng, chỉ cần có đủ các yếu tốt tác động kể trên. Tuy nhiên, nguy cơ cao và có mức độ nặng hơn là ở một số vị trí sau: Mặt nhai, cổ răng, rìa răng, kẽ răng.

Đó là những vị trí “nhạy cảm” dễ bị mòn men nhất. Cổ răng, kẽ răng và mặt nhai thường có “địa hình” trũng và có rãnh sâu nên rất dễ đọng lại thức ăn, nước uống. Cho nên những vị trí này của răng thường là mục tiêu tấn công mạnh nhất của các loại axit và vi khuẩn. Riêng rìa răng, chủ yếu bị mòn men là do tác động của lực nhai thường xuyên hơn.

4.Chữa mòn men răng như thế nào?

Mòn men răng có những cấp độ khác nhau nên có thể căn cứ vào đó đê xác định phương hướng điều trị cụ thể.

Khi mòn men răng ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần dùng kem và nước súc miệng Fluor. Nặng hơn sẽ được tái khoáng hoặc trám men răng nhân tạo. 

Trường hợp mòn men nặng nhất cần phải thực hiện bọc lại răng sứ để bảo vệ và tái tạo lại hình thể răng hoàn hảo nhất.

Nguyên nhân móm ở trẻ và cách giải quyết

Sau khi trẻ trải qua giai đoạn thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn thì đây là lúc rất quan trọng, cha mẹ cần chú ý xem trẻ có bị móm không để có thể can thiệp sớm. Nên đưa trẻ đi niềng răng móm càng sớm càng tốt, để lớn lên thì thời gian chỉnh nha sẽ rất lâu.


Thực ra mọi bệnh lý đều có nguyên nhân gây ra bệnh và đối với vấn đề hàm móm cũng vậy cũng có nguyên nhân gây ra.

Trước tiên chúng ta cần xác định dấu hiệu của trẻ bị móm là khi nhìn vào khuôn mặt sẽ thấy hàm răng dưới bị đẩy ra nhiều hơn so với hàm trên. Răng hàm dưới bị đẩy ra nhiều như vậy là do cấu trúc xương hàm dưới kéo dài ra hơn so với xương hàm trên.

Vậy nguyên nhân chính mà trẻ bị hàm móm là vì yếu tố di truyền. Bên cạnh đó nếu trẻ có tật xấu mút tay hay ngậm bút, cắn môi trên nhiều quá… Những tật xấu này không nhiều thì ít cũng có ảnh hưởng đến hàm răng.

Về cách khắc phục bệnh này thì có giải pháp niềng răng móm. Cha mẹ nên chú ý khi trẻ từ 9 đến 11 tuổi là độ tuổi phù hợp nhất để đi kiểm tra và có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt vì đây là giai đoạn dễ nắn chỉnh hàm răng nhất, càng lớn thì thời gian nắn chỉnh càng lâu hơn. Niềng răng trẻ em bao giờ cũng dễ nắn chỉnh răng hơn so với niềng răng người lớn.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Được tạo bởi Blogger.