Giúp trẻ nhổ răng sữa với tinh thần thoải mái

Không phải bé nào cũng sẵn sàng đón nhận việc thay răng sữa với tâm lý thoải mái nhất. Bởi chiếc răng đầu tiên lung lay sẽ gây không ít khó chịu cho bé như đau răng, ăn uống khó khăn... Tốt nhất khi con chưa lung lay răng sữa, mẹ cần chia sẻ và giải thích với con về quy luật tự nhiên của việc thay răng. Việc thay răng sữa là bước đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành của con, răng sữa rụng đi, thay vào đó là vĩnh viễn.




1. Tìm hiểu hiện tượng thay răng sữa ở trẻ nhỏ
Quy luật thay răng sữa ở trẻ như sau: Chiếc răng nào mọc đầu tiên sẽ thay đầu tiên. Thông thường, khi được 6 – 7 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng sữa đầu tiên. Răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước, tiếp là răng cửa hàm trên, tiếp tục là răng dưới mọc trước đến răng trên theo thứ tự.

Như vậy, theo quy luật mọc răng bé sẽ thay 2 chiếc răng cửa hàm dưới trước, sau đến răng cửa hàm trên và những chiếc răng khác. 

Khi bé bước vào giai đoạn từ 5 - 6 tuổi, bé sẽ bắt đầu thay răng sữa. Một số ít bé sẽ thay răng sữa khi được 4 hoặc 8 tuổi.

2. Xử lý nhẹ nhàng, an toàn khi con thay răng sữa
Chuẩn bị tâm lý cho con
Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi, mẹ có thể trấn an con bằng cách cùng con đến gặp bác sĩ nha khoa để được bác sĩ tư vấn tâm lý cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể nhờ bác sĩ cùng cho bé tham gia ca nhổ răng “dũng cảm” của một bạn nhỏ khác để bé có thêm tự tin và xóa đi nỗi sợ nhổ răng. 

Ngoài ra, mẹ có thể cùng con đọc sách, xem tranh ảnh về việc nhổ răng sữa để con hiểu rằng, đây là điều rất bình thường mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua.

Hướng dẫn mẹ các bước nhổ răng an toàn cho con tại nhà
- Nếu tinh thần bé thoải mái, hợp tác mẹ có thể cùng con xử lý chiếc răng sữa tại nhà theo các bước sau:

+ Bước 1: Khi chiếc răng sữa mới lung lay, mẹ hãy dùng ngón tay trỏ di chuyển nhẹ nhàng chiếc răng sữa để nó lung lay nhiều hơn. Hoặc mẹ có thể để bé tự dùng lưỡi để đẩy răng. Làm liên tục trong vài ngày để răng sữa lung lay nhiều.

+ Bước 2: Nhận thấy chiếc răng sữa đã lỏng lẻo, mẹ có thể dùng tay để nhấc răng sữa ra ngoài. Việc làm này sẽ gây ít đau đớn cho trẻ và hạn chế việc chảy máu răng. Mẹ lưu ý, cần rửa tay thật sạch trước khi nhổ răng cho con và sử dụng miếng gạc sạch để lay răng của con. 

- Trong trường hợp chiếc răng sữa mới lung lay nhưng gây đau nhiều cho bé như khiến bé bị sốt, không ăn uống được nhiều mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ nha khoa ngay lập tức. Tuyệt đối không tự xử lý tại nhà nếu mẹ cảm thấy lo lắng về chiếc răng sữa lung lay của con.

Ngoài ra, nếu con bị lung lay răng do chấn thương, mẹ cũng nên đưa con đi gặp nha sĩ. Vì tự xử lý có thể gây nhiều đau đớn và nguy hiểm cho con.

3. Chăm sóc răng miệng cho con sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng, mẹ cần phải chăm sóc răng miệng cho con cẩn thận để những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên đẹp, thẳng hàng. Theo đó mẹ cần:

- Nhắc bé đánh răng mỗi ngày để đảm bảo miệng luôn sạch sẽ và răng vĩnh viễn mọc lên không bị sâu hay mất men răng.

- Nên cho con ăn thức ăn nhiều chất xơ và có độ cứng nhất định như cà rốt, cần tây, ngô. Bổ sung thực phẩm giàu canxi, đạm để răng và cơ hàm bé chắc khỏe.

- Nhắc nhở bé không đá lưỡi hay chạm vào phần răng sữa bị rụng vì nó có thể làm răng vĩnh viễn của bé bị mọc lệch. Đặc biệt, không cho bé cắn bút chì hoặc các đồ vật cứng vì sẽ khiến hàm răng bị xấu, lệch.

- Lưu ý, nếu răng vĩnh viễn của bé bị gãy, rụng do va chạm thì cần phải tìm lại phần răng bị rụng, sau đó rửa sạch, ngâm vào sữa tươi hoặc nước sạch và lập tức mang tới bệnh viện để trồng lại răng bị gẫy.

Khi phát hiện chiếc răng sữa đầu tiên của con lung lay nhiều cha mẹ tỏ ra bối rối không biết làm cách nào để loại bỏ nó nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe trẻ? Nên đưa trẻ đi nha sĩ hay tự nhổ ở nhà?... Hãy tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.